Thương hiệu (brand) là gì?
Bắt đầu từ nguồn gốc của nó. Thuật ngữ ‘thương hiệu’ bắt nguồn từ tiếng Bắc Âu cổ “brandr”, có nghĩa là “đốt cháy”. Theo truyền thống, những chàng cao bồi sẽ đốt một điểm nhỏ trên da của những con gia súc như một cách để đánh dấu cho dễ nhận biết và dễ phân biệt với những con vật khác do người khác sở hữu.
Như vậy, trong kinh doanh, quảng cáo hay tiếp thị, thương hiệu là quá trình các công ty tạo ra hình ảnh, văn hoá, bản sắc riêng biệt để khách hàng dễ nhận diện, ghi nhớ và lựa chọn CHÍNH XÁC sản phẩm, dịch vụ của họ. Nó là tên, hình ảnh, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác giúp phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với những doanh nghiệp khác.
Với người bán, thương hiệu là lời hứa (promise), là những sản phẩm có chất lượng thực tế (actual quality), là hệ thống nhận diện (brand identity), là đơn vị được pháp luật bảo hộ (legal protection).
Với người mua, thương hiệu là nhiều hơn thế.
Nó là hình ảnh thương hiệu (brand image), sự liên tưởng mỗi khi nhắc đến thương hiệu (association), là chất lượng cảm nhận (perceived quality), là độ tin cậy (credibility), là tập hợp những lý do để tin tưởng (reasons to believe), là cảm xúc khi nghĩ đến thương hiệu (emotion) và là sự lựa chọn đầu tiên và NHANH nhất khi nghĩ về thương hiệu (quick choice)…
Vậy thế nào là một thương hiệu mạnh?
Một ví dụ dễ hiểu về thương hiệu mạnh.
Để mời một hoa hậu tham gia quảng cáo, bạn chắc chắn phải chi nhiều tiền hơn trước khi cô ấy chưa trở thành hoa hậu.
Để mua chiếc túi Chanel, bạn sẽ phải chi nhiều tiền gấp nhiều lần so với việc mua chiếc túi cho cùng chất lượng, thậm chí còn bền hơn cả Chanel.
Một thương hiệu mạnh là khi:
- Nó được nhiều người biết đến. (high brand awareness)
- Chất lượng cảm nhận cao (perceived quality)
- Độ trung thành cao (brand loyalty) – Mối quan hệ với khách hàng bền chặt (customer relationship)
- Hình ảnh, mối liên tưởng tác động mạnh mẽ vào tâm trí khách hàng (brand association)
- …..
Như vậy, qua những chia sẻ trên, bạn đã thấy được rõ tầm quan trọng của cụm từ “thương hiệu” với một doanh nghiệp.
Hãy nhớ một điều quan trọng, sản phẩm của bạn có thể mất đi, bị lỗi thời và bị copy, nhưng thương hiệu lại là thứ duy nhất, là sợi dây liên kết bạn với khách hàng của bạn một cách vô hình, hiệu quả và bền vững.
Ở nội dung tiếp theo, mình sẽ nói rõ hơn về khái niệm “branding” – xây dựng thương hiệu.
Đọc thêm: HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU CONTENT MARKETING
Cảm ơn bạn đã tin đọc.