Khi các nhà đầu tư đang bận rộn dự đoán về sự sụp đổ của Email, Mailchimp – một mô hình tiếp thị qua email nhỏ đã tạo ra doanh thu trị giá 800 triệu USD với 140 triệu khách hàng nhờ vào chiến lược tiếp thị khác biệt.
Chúng ta có thể học được gì từ MailChimp? Điều gì đã tạo nên họ như ngày hôm nay và làm thế nào họ có thể vươn lên dẫn đầu?
Trong bài viết này, Tiếp Thị Tử Tế sẽ khám phá các chiến thuật khác nhau trong chiến lược tiếp thị nội dung được Mailchimp sử dụng mà bạn cũng có thể sử dụng cho chiến lược tiếp thị nội dung của mình.
1. MailChimp là gì và mọi chuyện bắt đầu như thế nào?
Dựa trên đoạn code cũ đã được viết cho một dự án đã thất bại trước đó, Mailchimp được thiết kế như một giải pháp thay thế cho phần mềm email đắt tiền, quá khổ vào đầu những năm 2000.
MailChimp không đặt ra mục tiêu xây dựng một công ty tiếp thị khổng lồ với hàng triệu khách hàng mà thay vào đó, cố gắng giúp đỡ những doang nghiệp nhỏ gửi email tốt hơn.
Trong một vài năm, MailChimp vẫn chỉ là một dự án phụ bên cạnh dịch vụ thiết kế website của công ty.
Chỉ đến năm 2007, những người sáng lập MailChimp mới nhận ra rằng thiết kế web không phải là điều họ mong đợi và do đó, họ quyết định đầu tư toàn lực vào MailChimp.
Tiếp thị qua email vào thời điểm đó là một công việc mạo hiểm khi hơn 70% tổng số email mà người dùng Internet nhận được bị coi là thư rác.
Tuy nhiên, các số liệu thống kê không làm những nhà sáng lập MailChimp nản lòng. Họ đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh đang phát triển ở đây.
Và họ đã đúng!
Ngày nay, tổng số email spam đến tay người dùng ở mức trung bình là 50-60% và con số này dự kiến sẽ còn giảm hơn nữa.
Không chỉ vậy, tiếp thị qua email đã được chứng minh là một trong những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay.
MailChimp, từ một doanh nghiệp nhỏ đã thành công trở thành thương hiệu trị giá 12 tỷ đô la nhờ sự sáng tạo và kiên trì trong nỗ lực tiếp thị nội dung của mình!
2. Bật mí chiến lược Content Marketing của Mailchimp
Bí mật 01: Xây dựng thương hiệu hài hước và nhất quán
Sự tiên tiến, chuyên nghiệp và hiện đại là phong cách mà nhiều thương hiệu công nghệ hiện nay đang hướng tới…
Nhưng MailChimp luôn thể hiện sự kỳ quặc, ngộ nghĩnh và hài hước trong mọi khía cạnh kinh doanh của mình.
Linh vật và logo của MailChimp, chú tinh tinh hoạt hình Freddie thậm chí còn có thể nháy mắt với bạn một cách dễ mến, thân thiện và hài hước.
Hơn nữa, sự phát triển của linh vật trong suốt lịch sử của công ty cũng phù hợp với tầm nhìn và giá trị của MailChimp.
Hơn cả, cá tính thương hiệu đặc biệt này luôn được MailChimp thể hiện một cách mới lạ, vui nhộn, giàu trí tưởng tượng và nhất quán trong mọi chiến dịch tiếp thị của mình.
Từ các video đến các bài blog chia sẻ kiến thức khô khan, tất cả đều được MailChimp truyền tải theo một cách thú vị và dễ hiểu nhất.
Có thể nói, trong ngành công nghệ tương đối khô khan và cạnh tranh, phong cách đặc biệt của Mailchimp đã giúp thương hiệu trở nên nổi bật, khác biệt, thú vị và dễ tiếp cận hơn trong tâm trí người dùng.
Ngay cả Zapier cũng xem MailChimp như một ví dụ điển hình trong những ngày đầu tiên thành lập.
Đọc thêm các bài viết khác tại: SEO CASE STUDY: 06 BÀI HỌC THÚ VỊ TỪ CHIẾN LƯỢC SEO CỦA ZAPIER
Bí mật 02: Chia sẻ nội dung có giá trị và cá nhân hóa
Khi nói đến phát triển thương hiệu và tiếp thị sản phẩm, nội dung có giá trị là phương pháp tối ưu nhất để nâng cao nhận thức, đồng thời, thu hút khách hàng quan tâm và tham gia.
Áp dụng chiến thuật này, MailChimp đã liên tục cập nhật các bài blogs về mẹo, hướng dẫn tiếp thị email từ cơ bản đến nâng cao, cung cấp tin tức về công ty và ngành cũng như nhiều thông tin khác có giá trị đối với từng phân khúc đối tượng cụ thể, chẳng hạn như doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn hay tổ chức phi lợi nhuận.
Cách tiếp cận cá nhân hóa này đảm bảo rằng người dùng nhận được thông tin phù hợp với nhu cầu và trình độ chuyên môn của họ.
Đặc biệt, những bài blogs của Mailchimp không chỉ nhằm mục đích quảng bá nền tảng mà còn đóng vai trò là nguồn tài nguyên có giá trị dẫn đầu về tư tưởng trong ngành tiếp thị với cách chia sẻ dễ hiểu và khác biệt.
Bí mật 03: Định dạng nội dung đa dạng và đa nền tảng
Thấu hiểu rằng mọi người tiếp nhận thông tin một cách khác nhau, bên cạnh các bài blog truyền thống, Mailchimp còn sử dụng nhiều định dạng nội dung trực quan khác.
Trong đó, chuỗi video “Mailchimp Presents” trên YouTube là tuyển tập các phim tài liệu ngắn, loạt phim có kịch bản và podcast. Tại đây, các khách mời kể những câu chuyện như sự thay đổi nghề nghiệp ở tuổi trung niên, song các video này đều không hề nhắc đến hay thảo luận về Mailchimp.
Tại nhiều công ty, ý tưởng này sẽ bị ném ra ngoài cửa sổ. Bởi lẽ, tại sao phải dành thời gian và tiền bạc để thu thập nội dung nếu nó không nhắm mục tiêu đến lợi nhuận của công ty?
Nhưng Mailchimp luôn biết cách tập trung vào khách hàng của mình.
Sau khi gửi email hoặc tạo trang web trong Mailchimp, người dùng có thể ngả lưng và xem nội dung giải trí…
Điều này đã thực sự tạo nên một vòng kết nối đầy đủ về tinh thần và cảm xúc với khách hàng của MailChimp. Đồng thời, đảm bảo tất cả mọi người đều có thể lựa chọn định dạng nội dung phù hợp nhất với sở thích của mình.
Không chỉ vậy, Mailchimp còn tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để mở rộng phạm vi tiếp cận nội dung của mình.
Công ty tích cực chia sẻ các bài đăng trên blog, video và tương tác với khán giả trên các nền tảng như Twitter, Instagram và LinkedIn.
Sự hiện diện này không chỉ thúc đẩy lưu lượng truy cập vào nội dung mà còn cho phép Mailchimp kết nối với khán giả ở cấp độ cá nhân hơn.
Bí mật 04: Lấy khách hàng làm trung tâm
Khi các nhà sáng lập quyết định từ bỏ công việc kinh doanh thiết kế web và chuyển sang đầu tư toàn lực cho MailChimp, thị trường đã tràn ngập các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo Tiếp Thị Tử Tế, tất cả những đối thủ cạnh tranh này đều thiếu một thứ mà MailChimp đã có ngay từ đầu: sự thân thiết với khách hàng.
Vậy, sự thân thiết với khách hàng có ý nghĩa gì và tại sao đó là một chiến lược tiếp thị tuyệt vời?
Ngay từ đầu, MailChimp đã tập trung vào môi trường tiếp thị doanh nghiệp nhỏ vì các doanh nghiệp nhỏ chiếm một phần rất lớn trong tổng thị trường Mỹ. Thị trường ngách này đã giúp MailChimp phát triển thành gã khổng lồ tiếp thị qua email ngày nay.
Bản thân MailChimp là một doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, MailChimp cũng thấu hiểu doanh nghiệp nhỏ muốn gì từ các công cụ tiếp thị của họ như dịch vụ của rẻ hơn, tính năng nhanh hơn và cho phép tùy chỉnh nhiều hơn.
Từ nhắn tin, thiết kế nền tảng đến nội dung – mọi khía cạnh tiếp thị của MailChimp đều nhằm mục đích thực hiện một việc – giúp một doanh nghiệp nhỏ phát triển, từ đó thúc đẩy sự kết nối mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp với MailChimp.
Không chỉ vậy, Mailchimp còn tích cực tham gia vào các nỗ lực xây dựng cộng đồng góp phần nâng cao lòng trung thành và ủng hộ thương hiệu và chia sẻ những câu chuyện thành công của khách hàng.
Điển hình như MailChimp thường tổ chức các sự kiện như hội thảo trực tuyến “Mailchimp & Coffee” nơi người dùng có thể tìm hiểu và tương tác trực tiếp với thương hiệu. Hay diễn đàn “Cộng đồng Mailchimp” cho phép người dùng chia sẻ thông tin chuyên sâu và đặt câu hỏi.
Nỗ lực xây dựng cộng đồng này đã đóng góp vào một cộng đồng người dùng trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Đồng thời, điều này không chỉ đóng vai trò là bằng chứng xã hội về tính hiệu quả của nền tảng mà còn truyền cảm hứng và hướng dẫn những người dùng khác về cách đạt được thành công với Mailchimp.
3. Kết luận
MailChimp ngay từ đầu đã không phải là một công ty lớn.
Trên thực tế, MailChimp là một ví dụ điển hình về chiến lược Content Marketing mới lạ bằng cách sử dụng sự sáng tạo và những ý tưởng vượt trội. Điều này đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong một công ty và khiến nó phát triển từ “chỉ là một công ty khởi nghiệp” trở thành một công ty dẫn đầu thị trường.
Ngoài nội dung giá trị, các dịch vụ tuyệt vời và mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, MailChimp đã chứng minh là một nhà tiếp thị tuyệt vờ và họ luôn cố gắng làm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Tiếp Thị Tử Tế hy vọng rằng thông qua bài viết này, tất cả chúng ta có thể học được một vài điều từ MailChimp và tìm được nguồn cảm hứng trong việc tạo ra những chiến dịch tiếp thị độc đáo của riêng mình.
Đọc thêm các bài viết khác tại: SEO CASE STUDY: CÁCH RTINGS.COM THỐNG TRỊ CÁC PHÂN KHÚC SẢN PHẨM