Thế giới marketing liên tục thay đổi không ngừng còn người tiêu dùng kỳ vọng ngày càng cao.
Để không bị thụt lùi trong môi trường tiếp thị liên tục thay đổi, các marketer phải nắm bắt và bắt kịp các xu hướng tiếp thị mới nhất.
Và dưới đây là top 03 xu hướng marketing phổ biến mà bạn không nên bỏ lỡ trong năm 2023.
1. Video dạng ngắn – xu hướng marketing đáng quan tâm nhất 2023
Trong cuộc khảo sát hơn 1.000 chuyên gia Marketing trên toàn cầu của HubSpot:
- khoảng 33% chuyên gia cho rằng: “Đối với hoạt động marketing, video dạng ngắn hiện là định dạng hiệu quả nhất với chỉ số ROI (lợi tức đầu tư) cao nhất”.
- 90% marketers đang sử dụng và sẽ tiếp tục duy trì khoản đầu tư của họ vào short-form video cho hoạt động tiếp thị vào năm tới.
- Cứ 5 nhà tiếp thị thì có 1 người dự định thử nghiệm video dạng ngắn lần đầu tiên trong năm 2023, vượt trội hơn các xu hướng khác.
Không chỉ trên phạm vi thế giới, video dạng ngắn cũng được dự đoán sẽ thống trị thị trường Việt Nam và là tương lai của ngành tiếp thị.
Trước hết, thế nào là video dạng ngắn (short-form video)?
Theo báo cáo Video Marketing năm 2022 của HubSpot Blog, phần lớn các Marketers được khảo sát cho rằng bất kỳ video nào dưới 60 giây đều được coi là dạng ngắn, với độ dài tối ưu trong khoảng từ 31 đến 60 giây.
Tuy nhiên, theo Brandon Sanders – cựu digital marketer của HubSpot, độ dài của video dạng ngắn có thể phụ thuộc vào quy định và đặc điểm của từng nền tảng.
Tại sao video dạng ngắn lại phát triển đến vậy?
- Nội dung ngắn gọn và hấp dẫn: các video dạng ngắn là dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu, kích thích họ lan tỏa thông tin và kết nối cảm xúc với thương hiệu, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi.
- Tối ưu hóa ngân sách và thời gian: video dạng ngắn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn tạo ra những nội dung phù hợp với nhiều nhóm nhân khẩu học khác nhau trên toàn cầu.
- Thuật toán ưu tiên: các video dạng ngắn được ưu tiên hơn trong thuật toán đề xuất giúp tăng phạm vi tiếp cận và khả năng hiển thị của loại video này.
Vậy bạn cần lưu ý điều gì khi triển khai video dạng ngắn?
Sáng tạo nội dung – khoản đầu tư xứng đáng
Những gì càng ngắn gọn thì lại càng đòi hỏi kỹ năng cao.
Và nếu nội dung không thu hút, người dùng có thể dễ dàng lướt qua chỉ bằng một lần gạt.
Do đó, nếu muốn khác biệt và nổi bật so với phần còn lại, các marketer không chỉ cần đảm bảo thông tin đầy đủ mà còn cần đầu tư vào nội dung sáng tạo, nổi trội, đủ để gây sự chú ý và truyền đạt thông điệp mà khách hàng muốn nghe.
Đồng thời, hãy tối ưu hóa nội dung cho từng nền tảng mạng xã hội. Điều này sẽ giúp video có sự tương tác nhiều hơn so với việc đăng tải một video trên nhiều nền tảng.
Thời lượng – yếu tố quan trọng hàng đầu của video dạng ngắn
Độ dài của video có thể ảnh hưởng lớn đến độ tương tác. Theo Wistia, video có thời lượng từ hai phút trở xuống có tỷ lệ tương tác cao hơn; nếu video dài hơn hai phút, tỷ lệ giữ chân sẽ giảm đáng kể theo thời gian.
Ngoài ra, thời lượng video cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nền tảng bạn sẽ đăng tải.
Bên cạnh đó, mỗi mạng xã hội có những đặc điểm khác nhau nên cách quảng bá nội dung của bạn trên từng nền tảng cũng khác nhau.
Vì vậy, bạn cần hiểu rõ mục đích của mình và đối tượng mục tiêu để lựa chọn nền tảng chia sẻ cho phù hợp.
Một số nền tảng mà bạn có thể quảng bá video dạng ngắn:
TikTok
Theo thống kê của Statista:
- Việt Nam xếp vị trí thứ 6 trên thế giới về số người dùng TikTok.
- TikTok Ads tiếp cận 68.9% dân số Việt Nam trên 18 tuổi, trong đó 49.7% là nữ và 50.3% là nam (WeareSocial).
- 52,38% người dùng TikTok trên toàn cầu trong độ tuổi từ 18-24 (dân số millennial và gen Z).
Về thời lượng, TikTok đã tăng độ dài tối đa của những video lên thành 10 phút.
Về thuật toán, For Your Page của TikTok được dựa trên các hoạt động tương tác của người dùng, thông tin hashtag và cài đặt của tài khoản. Do đó, những video mới có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng hơn, kể cả những tài khoản chưa theo dõi.
Instagram Reels
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2022 hồi tháng 4, Meta cho biết tính năng Reels hiện chiếm hơn 20% thời gian của người dùng trên Instagram.
So với TikTok, Instagram Reels có thể tiếp cận đến các đối tượng nhân khẩu học ở độ tuổi rộng hơn và ưu tiên nội dung từ các tài khoản cũng như nội dung người dùng hay tương tác nhất.
Tuy nhiên, video dạng ngắn trên Instagram chỉ dài tối đa 90 giây và thời lượng lý tưởng nằm trong khoảng 7 đến 15 giây.
YouTube Shorts
Theo TechCrunch, tính đến tháng 4/2022, Youtube Shorts đã có 1,5 tỷ người dùng hàng tháng và đạt được 30 tỷ lượt xem mỗi ngày. Những con số này đang tiếp tục tăng trưởng ở mọi độ tuổi, bao gồm cả Gen Z.
Các video dạng ngắn trên YouTube Shorts có thể dài tối đa 60 giây liên tục hoặc kết hợp nhiều video dài 15 giây.
YouTube sẽ tự động phân loại mọi nội dung YouTube có thời lượng từ 60 giây trở xuống là video dạng ngắn.
Tuy nhiên, nếu video ngắn của bạn sử dụng nhạc từ danh mục YouTube, thì video ngắn đó sẽ chỉ có thời lượng tối đa là 15 giây.
2. Influencer marketing sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể vào năm 2023
Theo Nei Patel, Influencer là bất kỳ người nào có ảnh hưởng đến hành vi của người khác.
Thông thường, có 4 loại Influencer tùy thuộc vào số lượng người theo dõi mà họ sở hữu:
- Nano-influencers: sở hữu dưới 10.000 người theo dõi
- Micro-influencers: sở hữu từ 10.000 đến 100.000 người theo dõi
- Macro-influencers: sở hữu từ 100.000 đến 1 triệu người theo dõi
- Mega-influencers: sở hữu ít nhất 1 triệu người theo dõi
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu Influencer marketing là một hình thức tiếp thị tận dụng đối tượng của những Influencer trên phương tiện truyền thông xã hội để nâng cao nhận thức về thương hiệu và bán hàng.
Influencer marketing và những con số biết nói
Là một trong những xu hướng tiếp thị hàng đầu năm 2022 và sẽ bắt kịp trong năm 2023, Influencer marketing là một trong những xu hướng tiếp thị hàng đầu bởi:
- Hơn 1/4 marketer hiện đang sử dụng Influencer marketing và xu hướng này mang lại chỉ số ROI cao thứ 2.
- 89% marketers hiện đang sử dụng Influencer marketing sẽ tăng ngân sách hoặc duy trì khoản đầu tư của họ vào năm tới.
- Influencer marketing sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể vào năm 2023 với 17% marketer có dự định bắt đầu đầu tư vào hình thức này (HubSpot).
- 33% Gen Z đã mua sản phẩm dựa trên đề xuất của người có sức ảnh hưởng trong ba tháng qua. Họ cho biết, khi đưa ra quyết định mua hàng, đề xuất của người có sức ảnh hưởng sẽ tác động lớn hơn nhận xét từ bạn bè và gia đình (HubSpot).
Không đứng ngoài xu hướng của thế giới, rất nhiều nhãn hàng tại Việt Nam cũng theo kịp xu hướng Influencer marketing.
Một số chiến dịch thành công trong những năm vừa qua có thể kể đến như “Tiki Đi Cùng Sao Việt” của sàn thương mại điện tử Tiki, “Đi về nhà” của Honda kết hợp với Đen Vâu và JustaTee…
02 yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Influencer Marketing
Xác định mục tiêu – bước đầu tiên cần triển khai trong mọi chiến dịch
Trước khi triển khai bất kỳ giai đoạn nào, hãy nắm rõ mục tiêu của thương hiệu – yếu tố then chốt trong mọi cuộc chơi.
Ví dụ, mục tiêu phổ biến nhất của các chiến dịch Influencer Marketing là nâng cao nhận thức về thương hiệu hoặc bán được nhiều hàng. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu lại đòi hỏi các chiến lược khác nhau đáng kể.
Nếu bạn muốn bán được nhiều hàng hơn, những micro-influencer có lượng khán giả nhỏ nhưng gắn bó là sự lựa chọn phù hợp với chi phí hợp lý.
Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc tăng nhận biết về thương hiệu, bạn nên hợp tác với những macro hoặc mega-influencer.
Và tất nhiên, hãy đảm bảo influencer và thương hiệu có sự gắn kết
Influencer quyết định phần lớn sự thành công của chiến dịch.
Do đó, tùy theo mục đích của chiến dịch, bạn nên cân nhắc nhiều khía cạnh để “chọn mặt gửi vàng”.
Bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau để đưa ra lựa chọn phù hợp:
- Đối tượng các followers của Influencer đó là ai?
- Đối tượng đó có phù hợp với khách hàng mục tiêu?
- Liệu các nội dung do Influencer làm ra liệu có phù hợp với nội dung mà thương hiệu đang muốn gửi gắm?
- Các Influencer đó có thể biến các followers thành khách hàng của thương hiệu không?
Ngoài ra, HubSpot cũng đề xuất marketer có thể kết hợp hai xu hướng: Influencer marketing và video dạng ngắn, nghĩa là tận dụng sức mạnh của mạng xã hội với sự trợ giúp của những người có sức ảnh hưởng để tăng thêm hiệu quả và thu lại chỉ số ROI cao hơn.
3. Chiến thuật SEO website vẫn giữ vững vị thế và tiếp tục tỏa sáng
Khi nhắc đến những xu hướng marketing sẽ được đầu tư nhiều tiền nhất trong năm 2023, SEO chỉ đứng sau video dạng ngắn và Influencer marketing.
Theo một số khảo sát:
- 68% công ty cho biết họ đang tăng ngân sách SEO vì họ cho biết SEO mang lại ROI cao hơn so với quảng cáo trả tiền (Neil Patel).
- Có đến 88% marketer đang triển khai SEO sẽ tiếp tục tăng hoặc duy trì khoản đầu tư của họ vào năm 2023, đây là một mức tăng nhẹ khoảng 4% so với 2022. (HubSpot).
- 29% marketer trong báo cáo cho rằng: “Nếu có kế hoạch SEO hiệu quả thì đây vẫn là một công cụ mạnh mẽ để thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng”.
Tuy không phải là một công cụ mới song SEO vẫn tự tin giữ chắc vị thế của mình trong năm 2023.
Vậy SEO là gì?
SEO (Viết tắt của cụm từ: Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trực tuyến để cải thiện thứ hạng hiển thị của một trang web.
Thông thường có 02 loại SEO chính:
- On-Page SEO: quá trình tối ưu hóa nội dung trực tiếp trên trang web cho công cụ tìm kiếm và người dùng để cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng tìm kiếm.
- Off-Page SEO: các hành động được thực hiện bên ngoài trang web để cải thiện thứ hạng trong xếp hạng tại trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Làm thế nào để khai thác SEO một cách hiệu quả?
Tiếp tục cung cấp nội dung giá trị cho khách hàng
Trong thế giới SEO, nội dung là vua!
Vì vậy, nếu nội dung nhất quán, hữu ích và chất lượng thì khách hàng sẽ tin tưởng và tăng nhận thức về thương hiệu nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nội dung độc đáo, sáng tạo sẽ giúp bài viết có xếp hạng cao hơn so với nội dung lặp lại và có giá trị thấp.
SEO không ngừng nghỉ
Chỉ cần search một từ khóa, khách hàng mục tiêu của bạn có thể nhận được hàng ngàn cho đến hàng triệu kết quả, bao gồm website của bạn và của đối thủ.
Ngay cả khi khi website đã lọt top Google, bạn vẫn có thể bị vượt lên phía trước.
Do đó, hãy tiếp tục SEO để đảm bảo lưu lượng truy cập dài hạn và đừng ngủ quên trên chiến thắng.
Một điều bạn nữa mà cần lưu ý: sự phát triển bền vững chỉ được xây dựng dựa trên sự vững chắc từ gốc và bền bỉ của thời gian. Google luôn theo dõi sự bất thường trên website của bạn! Vì vậy hãy luôn kiên trì và tuân thủ luật chơi bạn nhé!
4. Growth Marketing tiếp tục trở nên phổ biến
Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, một doanh nghiệp không thể tiếp tục phát triển nếu chỉ tập trung vào doanh thu và thu hút khách hàng mới thật nhanh.
Theo khảo sát mới nhất của của HubSpot:
- 19% người tham gia khảo sát cho rằng một trong những thách thức tiếp thị lớn nhất trong năm 2023 là tạo ra traffic và khách hàng tiềm năng (Hubspot).
- 16% các nhà tiếp thị đã trích dẫn thách thức trong năm 2023 của họ là gia tăng sự cạnh tranh với các thương hiệu khác (Hubspot).
Vì vậy, xu hướng marketing bền vững là phải xây dựng được mối quan hệ dài hạn và gắn bó với khách hàng tiềm năng để có được giá trị vòng đời khách hàng lâu hơn.
Do đó, thay vì các chiến thuật hacking rời rạc, xu hướng hoạt động tiếp thị tăng trưởng hiện nay tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng bền vững và tái đầu tư người dùng hiện tại có tên là Growth Marketing.
Growth Marketing là gì?
Growth Marketing là một chiến lược toàn diện, tập trung vào thương hiệu, lấy người dùng làm trung tâm và hướng đến tăng trưởng bền vững.
Growth Marketing thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách tối đa hóa tất cả các cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp bằng việc thử nghiệm và xem xét tính hiệu quả của các kênh tiếp thị khác nhau (không phân biệt kênh truyền thống hay kỹ thuật số).
Khác với brand marketing (tiếp cận và làm tăng nhận thức của khán giả ít quen thuộc với sản phẩm) và product marketing (đảm bảo người dùng hiện tại hiểu sản phẩm), growth marketing có vai trò tập trung việc thu hút khách hàng (acquisition) và giữ chân họ (retention). Cả ba lĩnh vực này đều giúp nâng cao khả năng cung cấp sản phẩm cốt lõi trong mắt người tiêu dùng.
Tại sao nên đầu tư vào Growth Marketing?
- Mang lại trải nghiệm tốt hơn và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng: Growth marketing lấy khách hàng làm trung tâm và hướng đến việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Do đó, quá trình này sẽ giúp khách hàng nâng cao nhận thức và kết nối cảm xúc với thương hiệu.
- Cải thiện ROI và tối ưu chi phí, nguồn lực: Growth Marketing dựa trên dữ liệu để tìm ra phương pháp phù hợp, đem lại tăng trưởng ROI cả ngắn hạn và dài hạn với chi phí đầu tư tối thiểu.
Một số lưu ý trước khi bạn triển khai chiến lược tiếp thị tăng trưởng
Nắm rõ cách sử dụng các công cụ và đọc dữ liệu
Một nhà tiếp thị tăng trưởng cần biết cách sử dụng đa dạng kênh tiếp thị và đọc được các loại dữ liệu hoặc chỉ số tiếp thị nào sẽ được sử dụng trong tình huống nào.
Thường xuyên cập nhật xu hướng mới về tiếp thị tăng trưởng
Ngành tiếp thị luôn liên tục thay đổi và tạo ra nhiều công cụ cũng như cơ hội mới. Do đó, hãy liên tục cập nhật các xu hướng tiếp thị tăng trưởng gần đây và thử áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
Xây dựng niềm tin và nuôi dưỡng lòng trung thành với khách hàng
Growth Marketing chủ yếu tập trung vào khách hàng, điều nghĩa là bạn cần cải thiện lòng tin và khiến khách hàng cảm thấy được coi trọng như gửi tin nhắn cá nhân hóa, tạo chương trình khuyến mãi, v.v. cho khách hàng.
5. AI Chatbot sẽ tiếp tục hợp lý hóa hoạt động tiếp thị đàm thoại
AI Chatbot là gì?
Artificial Intelligence Chatbot (AI Chatbot) là một chương trình trong web hoặc ứng dụng mô phỏng các cuộc trò chuyện của con người bằng cách sử dụng một quy trình được gọi là xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và trí tuệ nhân tạo (AI) với những con số khổng lồ như:
- Quy mô thị trường chatbot toàn cầu là 2,9 tỷ USD vào năm 2022, ước tính sẽ đạt 10,5 tỷ USD vào năm 2026 (marketsandmarkets).
- AI Chatbot sẽ giúp tiết kiệm 862 triệu giờ làm việc cho các ngân hàng trên toàn cầu, tương đương 7,3 tỷ USD chi phí hoạt động vào năm 2023 (Juniper).
- Đến năm 2027, khoảng 1/4 tổ chức sẽ sử dụng chatbot làm kênh dịch vụ khách hàng chính (Gartner).
Dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), cùng với công nghệ học máy (ML), AI Chatbot có thể khắc phục những khó khăn của chatbot thế hệ cũ như:
- Tính khả dụng 24/7
- Giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng
- Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
- Tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng
- Tiết kiệm chi phí
Do đó, AI Chatbot có thể trở thành công cụ tích hợp phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp và là xu hướng marketing đáng được quan tâm trong năm 2023.
Chat GPT – cơn sốt chatbot tại Việt Nam và trên toàn cầu
Chat GPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một chatbot AI được phát triển bởi OpenAI và được phát hành cho công chúng thử nghiệm vào tháng 11/ 2022.
Chat GPT được coi như một động thái mang tính cách mạng bởi chat GPT sở hữu:
- Một triệu người dùng chỉ sau năm ngày
- 175 tỷ tham số và nhận được 10 triệu truy vấn mỗi ngày
- Có thể tương tác bằng 95 ngôn ngữ với nhiều chủ đề khác nhau
- Thời gian phản hồi của thường dưới một giây
Một số chuyên gia đã gọi GPT-3 là một bước quan trọng trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo. Và sau khi OpenAI ra mắt, các công ty công nghệ khác như Microsoft hay Google đã chạy đua để phát triển các công cụ tương tự.
Nếu bạn đang có ý định phát triển Chatbot riêng của mình, hãy lưu ý:
Luôn sẵn sàng đào tạo Chatbot của bạn!
Đào tạo Chatbot một quá trình tương đối đơn giản nhưng lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Tại đây, bạn cần xác định mức độ đào tạo mà bot của bạn cần tùy thuộc vào mức độ thông minh mà bạn muốn Chatbot của mình đạt được.
Ví dụ như nếu bạn muốn Chatbot ở cấp độ cơ bản (trả lời câu hỏi soạn trước), bạn cần nghiên cứu các câu hỏi phổ biến và xây dựng cây hội thoại riêng cho bot. Và để xây dựng được bộ câu hỏi đó, bạn nên làm việc với những người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng như nhóm chăm sóc khách hàng, nhóm quản lý mạng xã hội, nhóm bán hàng và tiếp thị, v.v.
Bên cạnh đó, hãy tránh các cuộc trò chuyện mở có thể dẫn đến sự nhầm lẫn cho bot của bạn và mang lại trải nghiệm không tốt cho người dùng.
Đừng quên theo dõi hiệu quả của Chatbot!
Theo dõi Chatbot là bước thường bị bỏ qua nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng ngôn ngữ cũng như tỷ lệ thành công của bot.
Bạn có thể đưa ra khảo sát cho người dùng. Đó có thể là một bảng câu hỏi tự động như họ đánh giá dịch vụ này như thế nào? Có vấn đề nghiêm trọng nào cần được giải quyết không? Họ muốn cải thiện điều gì ở Chatbot? Từ đó, bạn có thể biết những vấn đề mà bot của bạn gặp phải và tìm cách giải quyết chúng!
Kết luận
Trên đây là 05 xu hướng marketing nổi bật trong năm 2023. Tiếp Thị Tử Tế hy vọng qua những dự đoán này, các bạn có thể nắm bắt và áp dụng một cách hiệu quả vào chiến lược tiếp thị của mình trong thời gian tới!
Đọc thêm các bài viết khách về Marketing tại: https://tiepthitute.com//08-ky-nang-ban-can-de-quan-ly-nhom-hieu-qua/