Cấu trúc tài khoản Google Ads sẽ gồm tài khoản người quản lý MCC, trong đó chứa nhiều tài khoản con.
Và trong các tài khoản sẽ gồm 3 phần quan trọng, là “Chiến dịch”, “Nhóm quảng cáo” và “Quảng cáo”. Các cấp độ sẽ được chia nhỏ dần từ trái sang phải theo sơ đồ sau:
- MCC: Tài khoản quản lý tạo được nhiều tài khoản con.
- Tài khoản Google Ads: Mỗi tài khoản có thể tạo được nhiều chiến dịch với mục tiêu và kết cấu khác nhau.
- Chiến dịch: Mỗi chiến dịch sẽ bao gồm nhiều nhóm quảng cáo.
- Nhóm quảng cáo: Nhóm quảng cáo tồn tại song song mẫu quảng cáo và từ khoá, chúng ta có thể tạo ra nhiều quảng cáo khác nhau.
- Quảng cáo: Là kết quả cuối cùng mà khách hàng nhìn thấy.
1. Chiến dịch
Trong một tài khoản, bạn có thể tạo vô số chiến dịch khác nhau. Chiến dịch là cấp mà bạn có thể lựa chọn mục tiêu mình muốn, bạn chạy chiến dịch quảng cáo Google Ads với mục tiêu gì? Bạn muốn tập trung vào kênh quảng cáo nào?…
Việc lựa chọn mục tiêu và kênh quảng cáo là bước đầu và đóng vai trò quan trọng với sự thành bại của chiến dịch quảng cáo. Ngay từ khi bắt đầu, bạn cần thiết lập để Google hiểu rằng bạn mong muốn đạt được gì từ chiến dịch quảng cáo: Tăng doanh số bán hàng online; Tìm kiếm khách hàng tiềm năng; Tăng độ nhận biết sản phẩm/thương hiệu hay Thu thập nhiều thông tin khách hàng tiềm năng.
Tiếp theo là kênh quảng cáo bạn muốn tập trung chạy cho chiến dịch: Mạng hiển thị; Mạng tìm kiếm; Video; Khám phá; Ứng dụng,…. Ngoài ra, bạn cần thêm một số cài đặt trong chiến dịch khá quan trọng như: Ngân sách; Chiến lược giá thầu; Vị trí;…
Những yếu tố cài đặt này sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng chiến dịch quảng cáo đem lại. Vì vậy tại cấp chiến dịch, hãy xem xét thật kỹ và lựa chọn sử dụng các mục tiêu, kênh, chiến lược giá thầu,… phù hợp nhất với mong muốn và nguồn lực của doanh nghiệp của bạn.
2. Nhóm quảng cáo
Sau cấp chiến dịch là nhóm quảng cáo, một chiến dịch có thể tạo nhiều nhóm quảng cáo khác nhau và chung một mục tiêu của chiến dịch ban đầu. Riêng chiến dịch “Hiển thị thông minh” và “Mua sắm thông minh” sẽ chỉ được tạo 1 nhóm quảng cáo duy nhất.
Cấu trúc nhóm quảng cáo là nơi xác định “đối tượng mục tiêu” mà bạn muốn quảng cáo đến. Bạn có thể nhắm mục tiêu (target) đến khách hàng mục tiêu dựa trên các thông tin như nhân khẩu học, độ tuổi, giới tính, sở thích – hành vi, từ khóa họ đang tìm kiếm trên Google,…
Khi xác định được chân dung khách hàng tiềm năng, bạn có thể dễ dàng tiếp vận đến những người đang có nhu cầu, đang quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn quảng cáo, khả năng họ nhấp vào quảng cáo và mua hàng là cao hơn (tăng tỷ lệ chuyển đổi – mua hàng).
Đọc thêm bài viết: HƯỚNG DẪN TẠO TÀI KHOẢN NGƯỜI QUẢN LÝ GOOGLE ADS (MCC GOOGLE ADS)
3. Quảng cáo
Nhỏ hơn nhóm quảng cáo là các mẫu quảng cáo, trong 1 nhóm quảng cáo bạn có thể tạo được vô số mẫu quảng cáo khác nhau. Đây là phần trực tiếp tiếp cận khách hàng, là những gì khách hàng thấy.
Tại phần quảng cáo, bạn cần tạo ra các văn bản tiêu đề, mô tả sản phẩm/dịch vụ, những nội dung hấp dẫn, kêu gọi hành động,… Tạo ra các mẫu quảng cáo sinh động, sáng tạo sẽ thu hút khách hàng và tăng cơ hội bán hàng thành công trên web của bạn.
Với mỗi loại chiến dịch/nhóm quảng cáo, mẫu quảng cáo sẽ có quy định về số lượng dòng tiêu đề, mô tả, hình ảnh, video,… Bạn cũng cần xác định URL mà bạn muốn dẫn khách hàng đến khi nhấp vào mẫu quảng cáo này.
Việc tạo ra nhiều mẫu quảng cáo sinh động và hấp dẫn giúp cho hệ thống tối ưu quảng cáo tốt. Giúp gia tăng tỷ lệ tương tác của người dùng với quảng cáo. Mang đến nhiều cơ hội bán hàng thành công trên trang web của bạn hơn.
Cần đảm bảo cấu trúc Chiến dịch – Nhóm quảng cáo – Quảng cáo luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, có sự ăn khớp về cốt lõi nội dung, mục đích thì mới có thể tạo nên một chiến dịch tối ưu nhất.
Nếu các anh/ chị gặp khó khăn gì trong quá trình chạy Google Ads hoặc muốn biết thêm các thông tin chi tiết về khóa học, mọi người có thể liên hệ trực tiếp đến Zalo này (Tiếp Thị Tử Tế) hoặc gọi 0985.684.821 để được hỗ trợ miễn phí.
Đọc thêm bài viết khác tại: GIỚI THIỆU VỀ QUẢNG CÁO GOOGLE ADS