Dựa trên chính sách an toàn và bảo mật cho người dùng, Google sẽ “từ chối” tất cả những quảng cáo trỏ đến trang web có phần mềm độc hại. Trong bài viết này, Tiếp Thị Tử Tế sẽ giúp bạn xác định và xóa phần mềm độc hại, khôi phục hoạt động quảng cáo nhanh chóng nhất.
Tìm hiểu về lỗi Phần mềm độc hại và chính sách của Google
Google định nghĩa “Phần mềm độc hại” là phần mềm được thiết kế để gây hại hoặc truy cập trái phép vào máy tính, thiết bị hoặc mạng.”
Phần mềm độc hại có thể thực hiện các hành vi nguy hiểm như cài đặt ứng dụng mà không có sự đồng ý của người dùng hoặc lây nhiễm virus độc hại. Đôi khi, admin website không nhận ra rằng các tệp tin có thể tải xuống trên trang web của họ bị Google đánh giá là phần mềm độc hại, khiến quảng cáo bị từ chối hoặc tài khoản bị tạm ngưng.

Google sử dụng hệ thống tự động để phát hiện phần mềm độc hại. Hệ thống này tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn để xác định nội dung độc hại dựa trên nội dung trang web, vị trí địa lý và công nghệ web đang sử dụng.
Tại sao quảng cáo Google Ads của tôi bị từ chối do phần mềm độc hại?
Google từ chối quảng cáo do website xuất hiện những phần mềm có thể lừa đảo hay gây hại cho người dùng, có thể là:
- Các đoạn mã độc, chương trình hay tập lệnh tùy chỉnh: Nếu trang web của bạn chứa những thành phần trên, hoặc dẫn đến một web có thành phần đó đều sẽ bị Google từ chối quảng cáo.
- Tự động tải phần mềm: Phần mềm chỉ được tải xuống khi được người dùng bấm vào đồng ý chính sách và tải xuống. Nếu trang đích đang cho phép tự động tải mà không có sự chấp thuận của người dùng, Google coi đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng và từ chối quảng cáo tức thì.
- Biểu mẫu thu thập thông tin nhạy cảm: Trang web yêu cầu người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm (ví dụ: số tài khoản ngân hàng, số CMND/CCCD).
- Chuyển hướng độc hại đến nội dung không mong muốn: Ví dụ, nếu quảng cáo của bạn giả mạo giao diện của một trang web hợp pháp và phát video, nhưng thực chất lại chuyển hướng người dùng đến một trang tải phần mềm, quảng cáo sẽ bị từ chối ngay lập tức.
- Hình ảnh trên trang web chứa mã độc: Nếu Google phát hiện hình ảnh trên website của bạn có chứa mã độc hoặc đoạn mã nhúng nguy hiểm, quảng cáo sẽ bị gắn cờ vi phạm.
- Phần mềm khó gỡ bỏ: Nếu Google phát hiện phần mềm tải xuống từ trang đích của bạn không thể gỡ bỏ hoặc cần công cụ bên thứ ba để xóa, quảng cáo của bạn sẽ bị từ chối.
Danh sách trên bao gồm một nguyên nhân phổ biến, tuy nhiên có trường hợp Google không cho bạn lời giải thích rõ ràng hay hướng dẫn cách phát hiện ra nội dung độc hại.

Tuy nhiên khi đã có thông báo quảng cáo bị từ chối do lỗi Phần mềm độc hại, chắc chắn trang web của bạn đang vi phạm chính sách của Google và sẽ bị đình chỉ cho đến khi khắc phục lỗi.
Cách xử lý lỗi quảng cáo bị từ chối do Phần mềm độc hại
Nếu quảng cáo của bạn bị từ chối do phần mềm độc hại, bạn cần thực hiện một số bước sau để kiểm tra, sửa lỗi và làm sạch website.
Bước 1: Kiểm tra website
Đầu tiên, hãy kiểm tra những thay đổi gần nhất của trang web, xác định xem có thao tác nào gây lỗi vào thời điểm quảng cáo bị từ chối không.
-
Kiểm tra thông qua quản trị web
Một số hành động có thể bị coi là nguy hiểm như:
- Chỉnh sửa CMS, mã nguồn, plugin, theme hoặc tệp tin.
- Thêm hoặc chỉnh sửa mã JavaScript, iframe hoặc script bên thứ ba.
-
Kiểm tra thông qua tài khoản Google Search Console
Truy cập tài khoản Google Search Console kiểm tra website có bị chặn hay không. Nếu có bất kỳ URL nào bị chặn, hãy khắc phục theo hướng dẫn của Google.
-
Kiểm tra các phần mềm độc hại
Nhà quản trị có thể sử dụng những công cụ quét trung gian để tìm dấu hiệu nhiễm mã độc như Wordfence, MalCare hoặc Sucuri Security, giúp tìm kiếm nhanh chóng và toàn diện hơn.
-
Liên hệ Bộ phận hỗ trợ Google ADS Support
Nếu đã thực hiện tất cả các phương án trên nhưng không thấy bất kỳ lỗi nào, hãy liên hệ với Google Ads Support để được kiểm tra chuyên sâu. Đây là cách tốt nhất và chỉ ra lỗi độc hại chính xác nhất.
Hướng dẫn liên hệ với Google Ads Support:
- Vào Google Ads → Truy cập Trung tâm trợ giúp và chọn Liên hệ chúng tôi.
- Hoặc gọi đến hotline hỗ trợ Google Ads để nói chuyện trực tiếp với nhân viên hỗ trợ.

Khi liên hệ với đại diện hỗ trợ, hãy nói rõ với họ rằng doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp và cụ thể lỗi đang gặp phải trong tài khoản Google ADS của mình. Sau đó đội ngũ này sẽ chỉ ra các thành phần lỗi và hướng dẫn bạn loại bỏ chúng.
Bước 2: Loai bỏ các phần mềm độc hại
Cần loại bỏ tất cả những tập tin được coi là độc hại đã tìm được ở bước 1, đảm bảo trạng thái web “sạch” – “an toàn” để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 3: Khiếu nại và khắc phục lỗi quảng cáo bị từ chối do lỗi Phần mềm độc hại
Nếu bạn đã khắc phục sự cố trên website và tài khoản Google Ads của bạn không bị đình chỉ hoàn toàn, hãy làm theo các bước sau để sửa các quảng cáo bị từ chối:
- Mở Google Ads → Nhấp vào Thông báo (Notifications) ở góc trên của thanh điều hướng.
- Tìm thông báo “Quảng cáo bị từ chối” và nhấp vào “Khắc phục vấn đề” (Fix it).

- Trong cột Trạng thái (Status) của quảng cáo, bạn sẽ thấy lý do bị từ chối. Di chuột qua trạng thái “Bị từ chối” để xem liên kết giải thích về chính sách vi phạm.
- Chọn quảng cáo bị từ chối bằng cách đánh dấu vào ô checkbox.
- Nhấp vào nút “Chỉnh sửa” (Edit) → Chọn “Khiếu nại quyết định chính sách” (Appeal policy decision).
- Trong mục phần mềm độc hại, chọn “Chuyển đến biểu mẫu khiếu nại”

Hy vọng với những thông tin trên, quý khách hàng có thể xử lý thành công lỗi quảng cáo bị từ chối do Phần mềm độc hại. Nếu thực hiện không thành công, hãy liên hệ với Tiếp Thị Tử Tế để được hỗ trợ nhanh nhất.
Hotline: 0985.68.48.21
Fanpage: Tiếp Thị Tử Tế