Từ khóa là nền tảng của SEO. Nếu không ai tìm kiếm những gì bạn đang viết trên blog, bạn sẽ không nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập nào từ Google – bất kể bạn có cố gắng làm thế nào đi nữa.
Đó là lý do tại sao việc nắm vững kỹ thuật nghiên cứu từ khóa lại rất quan trọng đối với sự thành công của SEO website. Nếu chọn sai từ khóa, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như lãng phí thời gian và nguồn lực.
Trong bài viết này, Tiếp Thị Tử Tế sẽ giúp bạn định nghĩa cụ thể khái niệm nghiên cứu từ khóa là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Cách tiến hành nghiên cứu cho chiến lược SEO? Và cách chọn từ khóa phù hợp cho trang web của bạn.
1. Khái niệm cơ bản về nghiên cứu từ khóa
Nếu bạn chưa làm quen với SEO, có lẽ bạn đang tự hỏi nghiên cứu từ khóa là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy đúng không. Nếu thế thì bài viết này dành cho bạn, hãy cùng chúng tôi đi khám phá nhé!
1.1 Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là quá trình khám phá các truy vấn tìm kiếm có giá trị mà khách hàng mục tiêu của bạn nhập vào các công cụ tìm kiếm như Google để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ và thông tin.
1.2 Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng?
- Từ khóa sẽ giúp bạn biết được thói quen tìm kiếm của khách hàng. Họ thường xuyên tìm kiếm những từ kiếm những cụm từ gì.
- Giúp bạn chọn đúng từ khóa cần SEO phù hợp với cụm từ khách hàng tìm kiếm. Từ đó, bạn có thể tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng hơn.
- Giảm bớt được các đối thủ cạnh tranh.
1.3 Từ khóa SEO là gì?
Từ khóa SEO là những từ và cụm từ trong trang web có chức năng mô tả nội dung của bài viết/ trang web chứa chúng.
– Có 3 loại từ khóa đó là:
- Từ khóa chính: từ khóa có lượt tìm kiếm lớn hơn 1000 lượt/ tháng, và được tạo thành từ 3-5 từ. Bên cạnh đó, từ khóa chính thường còn có độ cạnh tranh rất cao, SEO khó. Vì thế chúng tôi khuyên bạn nên tập trung SEO các từ khóa phụ.
- Từ khóa phụ: là những từ khóa được xây dựng dựa trên các từ khóa chính và được tạo thành từ 5 từ trở lên.
- Từ khóa vàng: là các từ khóa chính nhưng có độ cạnh tranh thấp.
Lưu ý: Để SEO tốt và dễ làm bạn nên tập trung vào từ khóa phụ và từ khóa vàng.
2. Các bước nghiên cứu từ khóa giúp SEO website lên top Google
Bước 1: Xác định từ khóa chính
Để nghiên cứu từ khóa chính Tiếp Thị Tử Tế sẽ hướng dẫn bạn sử dụng 2 công cụ đó là:
- Keywordtool (Truy cập https://keywordtool.io/)
- Google Keyword Planner (Sử dụng Google Ads)
Hai công cụ trên sẽ cho bạn những gợi ý từ khóa mà người dùng hay tìm kiếm dựa trên từ khóa mà bạn đưa ra. Nó còn giúp bạn thống kê được lượt tìm kiếm của từ khóa trong 1 tháng.
Từ thống kê đó, bạn sẽ rút ra được danh sách các từ khóa cần SEO. Bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến những từ khóa có lượt tìm kiếm lớn hơn 1000 hoặc những từ khóa có lượt tìm kiếm nhỏ hơn 1000. Vì những từ khóa này rất hữu ích cho SEO.
Sau đây, Tiếp Thị Tử Tế sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng 2 công cụ nghiên cứu từ khóa mà chúng tôi vừa nêu ra ở trên.
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với công cụ Keywordtool
Bước 1: Truy cập vào đường dẫn https://keywordtool.io/
Lưu ý:
- Khi bạn chưa đăng nhập hoặc tạo tài khoản. Keywordtool sẽ mặc định là bạn đang dùng bản free.
- Công cụ này cung cấp cho bạn tới 750 từ khóa gợi ý
- Công cụ hoạt động 99%, không có lỗi
- Không giới hạn lượt search
Bước 2: Nhập từ khóa lên công cụ tìm kiếm
Bạn chỉ cần nhập từ khóa chính lên thanh công cụ rồi tìm kiếm, kết quả sẽ trả về.
Ví dụ: Tôi muốn phân tích từ khóa “bút lông” thì chỉ cần nhập từ khóa và search, kết quả cho ra 42 từ khóa liên quan đến “bảng trắng viết bút lông” và sẽ hiện ra như hình bên dưới. Đây là bản Free nên sẽ không hiển thị nhiều chỉ số phân tích như bản mất phí.
Ý nghĩa các cột thông số trong kết quả trả về:
- Keyword: Đây chính là các từ khóa liên quan đến từ khóa bạn tìm kiếm
- Search volume: Lượng tìm kiếm trung bình trên tháng
- Trend: Lượng tìm kiếm từ khóa thay đổi trong vòng 12 tháng gần nhất
- CPC: Số tiền chạy quảng cáo cho từ khóa cho mỗi lượt click
- Competition: Mức độ cạnh tranh từ khóa
Bước 3: Xuất bản báo cáo
Bạn có thể tùy chọn một trong 3 cách xuất báo cáo, sao cho phù hợp với mình nhất:
- Copy
- Export to CSV
- Export to Excel
Bước 4: Lọc, chọn lựa từ khóa
Cuối cùng bạn hãy dựa vào file excel để chọn lọc lại các từ khóa cần Seo theo mục đích của mình.
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa với công cụ Google Keyword Planner
Bước 1: Truy cập công cụ Google Keyword Planner
Mặc dù đây là công cụ miễn phí. Tuy nhiên để có thể sử dụng được Google Keyword Planner bạn sẽ cần có tài khoản Google Ads.
Hãy truy cập vào đường link sau đây: https://ads.google.com/.
Nếu bạn đã có sẵn tài khoản Google Ads từ trước thì hãy truy cập vào nó và sử dụng luôn. Còn nếu chưa thì hãy click vào tạo tài khoản Google Ads mới và thực hiện các bước theo yêu cầu:
Lưu ý:
Bạn không cần chạy một chiến dịch Google Ads thật sự để sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa. Thay vào đó bạn sẽ cần thiết lập chiến dịch Google Ads.
Sau khi đăng ký tài khoản thành công. Bạn tiến hành đăng nhập bằng cách nhấp vào biểu tượng công cụ ở đầu trang.
Tiếp theo, bạn tiến hành chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”:
Tại đây, bạn sẽ thấy có 2 tính năng chính đó là khám phá các từ khóa mới và nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm:
Cả 2 tính năng này đều góp phần vào việc nghiên cứu từ khóa tập trung. Giúp bạn có được một bộ từ khóa lý tưởng cho việc SEO website. Nó có khả năng tạo ra hàng nghìn từ khóa tiềm năng khác nhau.
Ngoài ra, bạn vẫn nên nhớ rằng đây là công cụ do Google tạo ra nhằm phục vụ cho các nhà quảng cáo PPC. Vì vậy, sẽ có nhiều tính năng trong công cụ không hữu ích ví dụ như đặt giá thầu từ khóa…
Vậy làm sao để tìm từ khóa SEO bằng Google Keyword Planner. Hãy cùng đọc tiếp ở các bước sau đây:
Bước 2: Chọn tính năng tìm kiếm từ khóa mới
Với tính năng này, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới cho từ khóa của mình bằng cách nhấp tên các sản phẩm, dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp của bạn.
Lưu ý: Kết quả mà bạn nhận được có thực sự chất lượng và giá trị hay không phụ nhiều vào thông tin dữ liệu mà bạn nhập vào.
Vì vậy để có thể sử dụng tối đa công dụng của tính năng này, bạn cần bắt đầu với các từ khóa chính. Cụ thể nó phải mô tả trực diện về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Ví dụ “giảm cân”, “cà phê”. Điều này giúp bạn truy cập cơ sở dữ liệu nội bộ của Google về các từ khóa cho các ngành khác nhau.
Mẹo: Bạn có thể chủ động nhập nhiều từ khóa trong thanh công cụ này. Bằng cách đặt dấu phẩy sau mỗi từ khóa, khi thấy đủ bạn nhấn enter.
Ví dụ: Tôi sẽ nhập các cụm từ khóa chính như sau: bảng trắng viết bút lông, bảng trắng, bảng từ trắng,…
Sau khi bảng đã hiện ra, bạn hãy phân tích kỹ nó.
Lưu ý: Những từ khóa có lượt tìm kiếm cao, nhưng độ cạnh tranh thấp. Được coi là các từ khóa vàng. Nhưng các từ này cần đáp ứng đủ 2 tiêu chí là từ khóa chính và có độ dài nhỏ hơn 5 từ.
Ví dụ: Từ khóa “Bảng” có lượt tìm kiếm trong tháng rất cao, lượt cạnh tranh thấp nhưng nó vẫn không được coi là từ khóa vàng. Vì nó không phải là từ khóa chính và nó chỉ có 1 từ.
Bước 3: Lọc và sắp xếp kết quả
Ở trang kết quả, bạn sẽ có bộ lọc giúp bạn chia nhỏ cho từng tùy chọn nhất định.
Bạn có thể lựa chọn bất kỳ tùy chọn nào mà bạn thấy phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của mình.
Bước 2: Xem đã có bao nhiêu trang web đã SEO từ khóa đó rồi
– Kiểm tra các từ khóa vừa tìm được ở bước 1 bằng cách sử dụng cú pháp:
Allintitle: “từ khóa cần kiểm tra”
– Bạn hãy nhập trực tiếp cú pháp này lên Google, như hình dưới đây:
Kết quả sẽ hiện ngay bên dưới sau khi bạn nhập cú pháp vào tìm kiếm. Nếu kết quả sau khi bạn kiểm tra càng nhỏ thì càng dễ làm SEO:
- Các từ khóa lớn hơn 10.000 được nhận định là khó làm
- Các từ khóa từ 3000 – 10.000 được nhận định là trung bình
- Các từ khóa nhỏ hơn 3000 được nhận định là dễ SEO nhất
Bước 3: Xây dựng từ khóa cho Website
– Chọn những từ khóa có kết quả cạnh tranh nhỏ hơn 3000 mà bạn vừa tìm được ở bước hai. Copy các từ khóa đó vào file Word hoặc file Excel để bạn có thể bỏ ra xem mỗi khi cần và đối chiếu dễ dàng nhất.
– Lựa chọn những từ khóa vàng (nếu bạn tìm được)
– Tìm được từ khóa vàng để SEO không phải là dễ, vì thế chúng ta sử dụng chủ yếu là các từ khóa phụ.
Từ khóa phụ là gì?
Là các từ khóa chính kết hợp với các đặc điểm chi tiết như:
- Vị trí (thêm quận, huyện, tỉnh, thành phố,…)
- Thuộc tính sản phẩm (các đặc tính vốn có của sản phẩm ví dụ bàn ghế di động, camera wifi bóng đèn,…)
- Ai (đối tượng khách hàng; dành cho ai: nam, nữ, người già,…;dành cho độ tuổi bao nhiêu;…)
- Làm như thế nào
- Tại sao
Sau khi đã có được từ khóa phụ thì tiến hành kiểm tra lại với Allintitle như ở bước 2 và rút ra bộ từ khóa dùng để SEO website.
Các từ khóa kết hợp với vị trí, thuộc tính sản phẩm và đối tượng khách hàng được đặt trong bài viết sẽ giúp bạn bán hàng trực tiếp. Còn các từ khóa kết hợp với đặc tính làm như thế nào và tại sao được đặt trong bài viết với mục đích để chia sẻ kiến thức cần thiết cho khách hàng.
Ví dụ: Từ khóa phụ khi kết hợp với vị trí:
Nhìn vào ví dụ trên, bạn có thể thấy cụm từ khóa “bảng trắng văn phòng quận bình thạnh” hiện chỉ có 8 người đang sử dụng. Đây chính là cụm từ khóa vàng đắt giá mà bạn nên sử dụng để Seo bài viết và Website của mình, nó sẽ giúp bạn chốt sale nhanh chóng.
Kết luận
Trên đây, Tiếp Thị Tử Tế đã trình bày về quy trình nghiên cứu từ khóa (keyword research) một cách chi tiết, cụ thể. Hy vọng rằng sau khi đọc đến đây, bạn đã có thể căn cứ vào những kiến thức mà chúng tôi cung cấp để áp dụng ngay vào thực tế. Nếu có bất kỳ trở ngại trong quá trình thực hiện, đừng quên để lại bình luận bên dưới, Tiếp Thị Tử Tếsẽ hỗ trợ cho bạn, chúc các bạn thực hiện thành công!