Ngày nay, có rất nhiều sự cạnh tranh trực tuyến. Hàng trăm trang web xuất hiện mỗi ngày và để cạnh tranh hiệu quả, bạn phải liên tục cải thiện các khía cạnh khác nhau của trang web để có thể thu hút thêm nhiều lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu đến nội dung của bạn.
Tuy nhiên để có thể làm được điều đó, bạn cần theo dõi chặt chẽ hiệu suất trang web của mình trong kết quả tìm kiếm để biết những gì đang hoạt động và những gì không. Đó là lý do Google Search Console xuất hiện.
Bạn nhận thức được tầm quan trọng của Google Search Console rằng nó rất có giá trị đối với trang Web. Nhưng bạn đã biết cách tận dụng sức mạnh của nó chưa?
Đó là lý do tại sao Tiếp Thị Tử Tế viết bài này, để giúp bạn định nghĩa chi tiết Google Search Console là gì và hướng dẫn bạn khai báo website với google search console.
Còn chần chừ gì nữa, hãy khám phá ngay nào!
1. Google Search Console (GSC) là gì?
Google Search Console là một công cụ miễn phí từ Google giúp bạn theo dõi, tối ưu hoá thứ hạng website của mình trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Từ đó có thể cải thiện cách Google xem xét, đánh giá trang của bạn. Đồng thời, công cụ này cũng gửi thông báo đến bạn khi website gặp phải các vấn đề về lặp chỉ mục, nội dung spam, URL bị lỗi,…
2. Tại sao cần khai báo Website với google search console?
Mặc dù khai báo web với Google không phải là việc làm bắt buộc. Nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi, nó giúp Google cập nhật nội dung trang web theo cách nhanh chóng. Đồng thời giảm thiểu tối đa tình trạng sao chép nội dung giữa các website với nhau.
Google Search Console đi kèm với một loạt các công cụ phân tích hữu ích khác sẽ cho phép bạn đạt được những điều sau:
- Xác nhận rằng Google có thể tìm thấy (và thu thập dữ liệu) nội dung trên trang web của bạn
- Kiểm tra nội dung của bạn với sự trợ giúp của báo cáo hiệu suất
- Tăng khả năng hiển thị của bạn trên Công cụ tìm kiếm của Google
- Nhận thông báo về bất kỳ vấn đề nào trên trang web của bạn
- Xác thực sự xuất hiện của các trang web đối với các bot của Google
- Xem các truy vấn mang lại nhiều lưu lượng truy cập nhất
- Xem cách các trang của bạn xếp hạng trong chỉ mục của Google
- Tìm hiểu xem Google có tìm thấy sự cố với bất kỳ trang nào của bạn không
- Theo dõi các Trang AMP của bạn và các trang web dành cho thiết bị di động cần được tối ưu hóa
- Nhận thông báo về bất kỳ sự cố lập chỉ mục hoặc spam nào mà Google gặp phải trên trang web của bạn
3. Cách cài đặt Google Search Console
Để cài đặt Google Search Console, bạn cần thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web https://search.google.com/search-console/about và bấm vào nút bắt đầu ngay.
Lưu ý: Bạn cần có một Email trước khi truy cập vào trang web và thực hiện các bước tiếp theo.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn vào link này thì hãy đăng nhập bằng gmail của bạn.
Bước 2: Sau đó bạn sẽ có 2 lựa chọn sau đây:
Bạn cần biết cách phân biệt miền và tiền tố URL để lựa chọn cài đặt sao cho phù hợp nhất:
Điểm chung của 2 phương pháp này là chứng minh được quyền sở hữu của bạn với website đó.
Khai báo tên miền với Google
– Miền: bao gồm tất cả URL trên tên miền phụ (www hoặc non www) http hoặc https. Cách này yêu cầu phải xác mình bằng DNS.
Google sẽ yêu cầu bạn xác minh quyền sở hữu tên miền bằng bảng ghi DNS, như ảnh dưới đây:
Bạn buộc phải truy cập tài khoản DNS quản lý tên miền của bạn và sao chép đoạn mã Google cung cấp vào cấu hình DNS của tên miền.
Mỗi nhà cung cấp tên miền sẽ có một trang giao diện để vào quản lý DNS tên miền khác nhau. Vì vậy, bạn hãy liên hệ với họ để truy cập vào trang chủ nhé.
Ở trong bài viết này, chúng tôi sử dụng trang quản lý tên miền domain.tenten.vn. Và đây là giao diện trang chủ của nó:
Tiến hành truy cập vào trang quản lý Domain và tìm đến mục DNS. Công việc tiếp theo bạn cần làm là click vào nút Thêm như hình bên dưới và tạo mới 1 DNS với tệp TXT vừa copy.
Tiếp theo, bạn nhập @ cho ô đầu tiên, chọn loại tệp TXT và dán bản ghi đã copy vào ô thứ ba. Sau đó, bạn chọn Lưu.
Sau khi đã tạo được 1 bản ghi mới chứa dữ liệu mà Google gửi. Bạn tiến hành quay lại màn hình thao tác ở Google Search Console và bấm Kiểm chứng.
Giờ thì bạn chỉ cần bấm Làm xong là đã có thể thành công xác minh Website của mình rồi.
Lưu ý: Tùy vào từng hệ thống quản trị DNS tên miền mà thời gian cập nhật record TXT sẽ nhanh hoặc chậm. Do đó, các bạn cần kiên nhẫn thử lại nếu nhận được thông báo xác minh không thành công.
Khai báo tên miền với Google tiền tố URL
– Tiền tố URL: thêm URL chính xác vào đây, ví dụ như https://tiepthitute.com
Hướng Dẫn cài đặt Search Console qua Google Analytics
Để làm được cách này, trước hết, website của bạn phải cài đặt xong Google Analytics. Nếu website của bạn chưa có thì hãy bỏ qua cách này nhé!
Để được xác minh website trên Search Console qua Analytics, bạn cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Trang chủ của bạn phải chứa đoạn trích analytics.js hoặc gtag.js.
- Mã theo dõi phải nằm trong phần <head> trên trang của bạn.
- Bạn phải có quyền “chỉnh sửa” đối với thuộc tính Google Analytics.
Bước 1: Vào trang Google Search Console. Đăng nhập bằng Gmail mà bạn tạo Google Analytics.
Bước 2: Chọn phương thức “Google Analytics” và ấn xác minh.
4. Khai báo XML Sitemaps trong Google Search Console
Khi bạn đã thiết lập với Google Search Console, bạn phải đợi khoảng một tuần trước khi bắt đầu thấy bất kỳ dữ liệu hữu ích nào.
Tuy nhiên, bạn có thể gửi ngay khai báo XML sitemaps để giúp Google tìm và lập chỉ mục nội dung trang web của bạn nhanh hơn.
Trong trường hợp bạn đã có sơ đồ trang web. Bạn có thể tìm thấy nó bằng cách nhập nội dung sau vào trình duyệt của mình: https://yourdomain.com/sitemap.xml
Nếu Website của bạn đã cài đặt Plugin Yoast SEO, XML sitemaps sẽ được tạo theo mặc định. Bạn có thể khai báo XML Sitemaps theo các bước sau: Yoast SEO --> chung --> Tính năng --> Sơ đồ trang XML --> ấn vào vòng tròn có dấu hỏi --> Xem XML Sitemap
Sau đó, sơ đồ trang web của bạn hiển thị như sau:
Bạn có thể truy cập Google Search Console, nhấp vào phần sơ đồ trang web và chọn “Thêm sơ đồ trang web mới”.
5. Google Search Console dành cho ai?
Google Search Console phù hợp với tất cả mọi người sở hữu trang web từ các chuyên gia cho đến người dùng thông thường.
Cho dù bạn là người dùng mới hay người dùng nâng cao, việc áp dụng tối ưu hóa trên trang với GSC sẽ cung cấp cho bạn một cách dễ dàng để theo dõi hiệu suất trang web và thu được thông tin chi tiết có giá trị về hiệu suất của bạn.
GSC giúp bạn có thể xem được những phần nào trên trang web cần sửa chữa để bạn có thể cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến của mình. Điều này bao gồm các khía cạnh kỹ thuật của trang web. Chẳng hạn như lỗi thu thập thông tin cần được sửa hoặc có thể là những thứ như tập trung nhiều hơn vào các từ khóa cụ thể để cải thiện thứ hạng hoặc số lần hiển thị của bạn.
Google Search Console cũng sẽ thông báo cho bạn ngay lập tức bất cứ khi nào có vấn đề về Web mà bạn cần khắc phục. Giúp bạn luôn đi đầu trong SEO.
Dưới đây là tóm tắt nhanh về những người có thể hưởng lợi từ việc sử dụng GSC:
– Quản trị viên trang web
Bạn có thể sử dụng Google Search Console để dễ dàng theo dõi và giải quyết nhiều vấn đề. Chẳng hạn như sự cố tải trang web, lỗi máy chủ, sự cố bảo mật, hack, v.v.
– Chủ doanh nghiệp
Cho dù bạn tự mình sử dụng GSC hay có người khác chạy nó cho bạn. Bạn sẽ nắm bắt được tất cả những điều cơ bản về những gì bạn cần làm. Để có thể tối ưu hóa trang web của mình cho Google và các công cụ tìm kiếm khác.
– Chuyên gia SEO/nhà tiếp thị
Đối với bất kỳ ai tập trung vào tiếp thị trực tuyến. GSC sẽ giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập web và tối ưu hóa thứ hạng của bạn. Bạn sẽ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về cách cải thiện giao diện trang web của mình trong kết quả tìm kiếm của Google.
– Người viết blog
Nếu bạn có một blog trên trang web thì GSC là một cách tuyệt vời để xem thứ hạng của các trang khác nhau. Tìm cách cải thiện chúng và cuối cùng là khám phá những cách mới để kiếm tiền từ blog của bạn.
Như bạn thấy, có rất nhiều điều bạn có thể làm với Search Console. Nhưng trước khi bạn có thể làm tất cả những điều đó, bạn phải học cách thiết lập nó đúng cách. Đó chính xác là những gì chúng ta cần xem xét tiếp theo.
Kết luận
Việc khai báo website với google search console sẽ đem đến cho bạn nhiều lợi ích trong việc kiểm soát, đánh giá và thay đổi chiến lược SEO của mình. Đây là công cụ mà Tiếp Thị Tử Tế luôn khuyên khách hàng hãy nên sử dụng nhằm tối ưu trang web nhanh và hiệu quả nhất.