Zapier là một “nền tảng tự động hóa” (automation platform). Nếu chỉ tập trung tìm kiếm theo cụm từ “nền tảng tự động hoá” thì bạn sẽ thấy số lượng tìm kiếm không nhiều: khoảng 200 lượt tìm kiếm mỗi tháng tại Mỹ và 1100 lượt tìm kiếm xét trên toàn cầu. Số liệu này dường như không phản ánh đúng cơ hội kinh doanh trị giá 114 triệu đô như nó được nhận định. Thêm nữa, nó dường như cũng không phải là cụm từ bạn có thể quảng bá thông qua SEO.
Tuy nhiên, chỉ riêng blog của Zapier đã đem lại 1,6 triệu lượt truy cập tự nhiên mỗi tháng. Đó là lưu lượng truy cập trị giá khoảng 3,7 triệu USD và chiếm 67,5% tổng lưu lượng tự nhiên của nó.
Bây giờ, hãy cùng Tiếp Thị Tử Tế tìm hiểu xem tại sao Zapier không những không loại bỏ SEO ra khỏi chiến lược tiếp thị mà còn khiến nó thành công như một phép màu.
1/ Pitching the product through the back door – Bán hàng qua “cửa sau”
SEO sẽ rất hiệu quả nếu đáp ứng được một trong những tiêu chí sau đây:
- Khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
- Khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mà doanh nghiệp của bạn có thể giải quyết.
Tuy nhiên vẫn còn một hướng đi khác, đó là khi khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm giải pháp mà bạn có thể cải tiến hoặc thậm chí thay đổi theo hướng mới, hiệu quả hơn. Zapier dường như thực hiện chiến lược này rất tốt.
Toàn bộ cách thức này được ví như hành động “đi cửa sau” của Zapier – hiểu đơn giản là thương hiệu này đang làm mọi thứ một cách gián tiếp. Ví dụ, một bài viết về ứng dụng dạng “to-do-list” dưới đây không hề nói trực tiếp về Zapier vì Zapier không phải là loại ứng dụng đó. Tuy nhiên, có một vài cách đi “cửa sau” để Zapier được nhắc đến trong bài.
Ví dụ về “cửa sau” #1:
“Sau cùng, chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để nghiên cứu ra những ứng dụng quản lý công việc tốt nhất. Chúng tôi cố gắng tìm ra một sản phẩm có thể tích hợp được nhiều nền tảng. Chúng tôi đã bắt đầu tìm kiếm ứng dụng tốt nhất cho mọi nền tảng như Android, Windows, macOS và Iphone/ Ipad. Sau đó chúng tôi dành nhiều thời gian để dùng thử những ứng dụng được đánh giá cao trên App Store”’
Bạn có thể thấy, khi nhắc đến “ứng dụng được đánh giá cao trên App Store”, mục giới thiệu về Zapier được xuất hiện.
Ví dụ về “cửa sau” #2:
Ứng dụng Todoist cũng tích hợp được với Zapier, ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác như ví dụ dưới đây.
Và còn rất nhiều “cửa sau” khác có thể dẫn đến các bài viết tiếp thị về sản phẩm:
- Liên kết đến bài đăng trên blog khác với ý tưởng về “tự động hóa”.
- Liên kết đến trang đích sản phẩm giải thích toàn bộ quá trình tích hợp với một ứng dụng cụ thể (ví dụ).
- Liên kết trong phần “xem thêm” của bài viết.
Tại sao bạn nên ứng dụng cách tiếp thị “cửa sau” này? Bởi vì bạn có thể tận dụng các từ khóa có lượt tìm kiếm cao và các từ khóa dài trong các bài viết gián tiếp như vậy.
… bài viết này đạt được 58.8K lượt truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Tổng lưu lượng truy cập tự nhiên ước tính của bài viết “Top 8 ứng dụng dạng “to-do-list” quản lý công việc năm 2022” “Top Danh sách công việc tốt nhất“:
Đó là một lượng lớn tài nguyên mà Zapier có thể tận dụng để kéo về trang của mình.
Thêm một vài bài viết dạng tương tự để giúp bạn khám phá ra các cấu trúc đằng sau những bài viết có lượt truy cập cao trên blog của Zapier.
Không chỉ có lưu lượng truy cập tự nhiên ấn tượng, thứ hạng kết quả tìm kiếm của Zapier cũng rất tốt. Chỉ tính riêng ở Mỹ, Zapier chiếm vị trí từ 1-3 ở gần 2,397 từ khóa.
Cùng với đó, một số bài viết tốt nhất còn thu hút backlinks từ hàng trăm miền trỏ về, kể cả với những tên miền chỉ số DR(Domain Rate) cao.
Kết luận
Nếu bạn muốn sao chép chiến lược “cửa sau” của Zapier, quá trình thực hiện sẽ như sau:
- Xuất bản một bài viết giải thích một tính năng của sản phẩm. Tìm kiếm từ khóa có lưu lượng tìm kiếm lớn liên quan đến tính năng được đề cập bên trên.
- Viết một bài viết nhắm trực tiếp vào từ khóa có lượng tìm kiếm lớn đó và chèn liên kết đến bài viết nêu trên – liên kết đó chính là “cửa sau”.
Như vậy, người tìm kiếm có thể nhận được những gì họ mong đợi từ một bài viết nhắm trực tiếp vào từ khóa rộng và thêm vào đó là thông tin bổ sung về sản phẩm của bạn. Hãy lưu ý rằng, các từ khóa rộng có nhiều lượt tìm kiếm sẽ khá khó để cạnh tranh được thứ hạng tốt trên trang kết quả tìm kiếm.
Có một cách tiếp cận khác để tạo ra “cửa sau”. Bạn có thể bắt đầu từ việc nghiên cứu từ khóa:
- Tìm kiếm các từ khóa có lưu lượng tìm kiếm cao và liên quan đến sản phẩm của bạn.
- Xem xét xem sản phẩm của bạn có thể cải thiện điều mà mọi người đang tìm kiếm và viết một bài viết mô tả tính năng/ giải pháp đó (cửa sau).
- Viết bài viết dựa trên từ khóa rộng và chèn “cửa sau” ở mục 2 vào bên trong bài viết.
2/ Cố gắng đạt thứ hạng cao ở cả những từ khóa tìm kiếm không liên quan
Hãy xem xét nguồn lưu lượng lớn thứ hai sau blog.
Vậy “các ứng dụng” ở đây là gì Liệu có phải là những sản phẩm khác được hưởng lợi từ những lượt tìm kiếm có liên quan đến Zapier?
Không phải như vậy. Những lưu lượng truy cập này thực chất đang tìm kiếm những sản phẩm ứng dụng khác.
Ngoài ứng dụng Zapier và những ứng dụng khác có liên quan, hãng còn muốn bao quát đến cả những ứng dụng không liên quan cùng với những ứng dụng có thể tích hợp với những ứng dụng không liên quan đó.
Nhưng tại sao chúng ta lại nói về việc tích hợp Dropbox với Google Drive mà không phải là Dropbox và Zapier?
Vấn đề ở đây là Zapier không những tích hợp với Dropbox, mà còn có thể tích hợp với YouTube, Gmail, Office 365, Notion và hàng loạt ứng dụng khác. Điều này có nghĩa là Zapier cũng tích hợp với các ứng dụng trên. Hơn nữa, còn tích hợp đồng thời như Dropbox + Drive + Slack.
Nếu đó thực sự là chức năng hữu ích của ứng dụng và chức năng đó có lượng lớn nhu cầu tìm kiếm, thì Zapier sẽ cần tạo một trang đích cho mỗi tình huống đó.
Đúng vậy. Đó chính xác là điều mà Zapier đã làm. Và nó đã không phụ sự kỳ vọng khi đóng góp khoảng 16% lưu lượng truy cập tự nhiên. Dưới đây là một vài con số ấn tượng về lưu lượng truy cập tự nhiên ở những bài viết nói về tính năng tích hợp của Zapier.
Hãy xem xét nội dung bên trong “thư mục ứng dụng” đó.
Khi bạn chọn một trong những ứng dụng, bạn sẽ có một trang đích với một tiêu đề, tiêu đề H1 và URL tương ứng.
Sau đó, bạn thêm một ứng dụng khác vào danh sách. Một lần nữa, một trang đích với tiêu đề H1 và URL tùy chỉnh.
Nhưng nếu khách hàng muốn kết nối Google Sheets, Trello, và Slack? Điều này đòi hỏi một trang đích khác.
Hoàn hảo. Tuy nhiên, cụm từ khóa càng dài thì càng khó có từ khóa cạnh tranh, mặc dù thứ hạng từ khóa lúc này sẽ cao hơn nhưng về mặt truy cập tự nhiên cũng sẽ ít đi.. Trang đầu tiên khi chỉ kết hợp với Google Sheets, được ước tính có 1.9K lượt truy cập tự nhiên với 444 từ khóa được xếp hạng trên Google. Nhưng trang cuối cùng (Sheets-Trello-Slack) lại không có lưu lượng tự nhiên nào.
Cách mà bạn tạo ra hàng chục nghìn trang đích trong khoảng thời gian ngắn, trên thực tế là tính năng SEO tự động và Chương trình Đối tác của Zapier.
Nhờ vào SEO tự động, Zapier có thể “sản xuất” ra các trang thay vì phải tạo thủ công. Trong khi đó, các nhà phát triển của ứng dụng cũng đưa ra điều chỉnh mang tính “cá nhân hóa” trong nội dung các bài viết được tạo tự động hàng loạt.
ĐỀ XUẤT
Theo nghiên cứu của Ryan Berg, gần đây Zapier đã chuyển sang một cách tiếp cận hoàn toàn tự động. Tôi không hoàn toàn chắc chắn về trường hợp này, nhưng có vẻ như lượng nội dung gốc trên các trang “tích hợp” đã giảm đi.
Trước đây:
Nhiều văn bản, và nội dung của nó là duy nhất.
Sau này:
Ít văn bản hơn, và nó được dẫn từ một trang khác.
Hãy xem nghiên cứu của Ryan để biết thêm về các ảnh hưởng của cách tiếp cận tự động theo thời gian. (Ryan bắt đầu phân tích Zapier từ năm 2018). Và trong khi chúng ta đang nói về các nghiên cứu các trường hợp của Zapier, đây cũng là một nghiên cứu rất thú vị của Jessica Greene: Việc Cập Nhật Nội Dung Website Có Hiệu Quả Không? [Nghiên cứu trường hợp Zapier].
Zapier sử dụng các trang đích kiểu này để tận dụng cả các lượt tìm kiếm thương hiệu.
Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ khóa “zapier” có hơn 25.000 kết quả tìm kiếm ở Mỹ. Và danh sách đó đầy các từ khóa thương hiệu như:
Hầu hết các từ khóa đó đã có các trang đích được tạo tự động theo từng sản phẩm tương ứng.
Kết luận
Chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học trong trường hợp này, nhưng theo tôi, bài học quan trọng nhất đó là “ý định tìm kiếm”.
Các trang đích của ứng dụng Zapier nhận được nhiều lưu lượng từ từ khóa thương hiệu của người khác vì những trang đó hoàn toàn phù hợp với ý định tìm kiếm. Nếu bạn nhìn vào kết quả tìm kiếm cho “google sheet integrations,” hầu hết các loại nội dung đều không quá khác biệt so với trang đích sản phẩm. Vì vậy, việc đầu tư vào để cho ra hệ thống tự động tạo tất cả các trang đích ứng dụng đó có vẻ hoạt động rất tốt.
Tôi thấy rất thú vị là trang đích tích hợp Google Sheets của Zapier xếp hạng ở vị trí #12 cho từ khóa “Google sheets”.
3/ Xây dựng tự động các trung tâm nội dung
Bạn hiểu trung tâm nội dung được tạo tự động là gì?
Trung tâm nội dung được tạo tự động là nơi tập hợp các bài viết sẵn có của bạn để kết hợp lại thành một tổ hợp cấu trúc. Các bài viết mới có nội dung liên quan sẽ được liên kết với tổ hợp cấu trúc này.
Trong trường hợp các bài viết có nội dung liên quan đáp ứng được các điều kiện đã đặt ra, trung tâm nội dung của bạn có thể chắc chắn tạo thêm được các dạng nội dung mới. Nói cách khác, bạn không cần quá mạo hiểm khi tạo thêm hoặc mở rộng trung tâm nội dung.
Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn về điều này.
Một số nhà tiếp thị nội dung xây dựng các cụm chủ đề theo dạng chỉ tạo chủ đề mà không thường xuyên cập nhật hay thêm mới nội dung. Bạn nhận thấy một cơ hội, thiết kế một cụm chủ đề, xây dựng nó, và không bao giờ hoặc hiếm khi quay lại để làm mới.
Không có gì sai với điều đó.
Nhưng nếu bạn tiếp tục cập nhật, làm mới nội dung ở cùng một chủ đề sẽ tạo nên một cụm chủ đề. Đồng thời cụm chủ đề đó sẽ được phát triển liên tục theo thời gian và sẽ trở nên toàn diện hơn. Và điều bạn cần làm là liên kết chúng lại như Zapier đã thực hiện.
Để minh họa, chúng ta có chủ đề (một cụm chủ đề, nói theo hướng kỹ thuật) về làm việc từ xa. Vào năm 2017, đó là một bộ gồm 14 liên kết. Nó chỉ chứa nội dung được phát triển đặc biệt cho cụm chủ đề đó.
Nhưng Zapier không ngừng xuất bản thêm nhiều nội dung về làm việc từ xa. Họ đã tích cực tạo thêm hướng dẫn, bài viết theo dạng danh sách, video, nghiên cứu trường hợp (casestudy) và báo cáo.
Do đó, họ đã tổng hợp liên kết tất cả nội dung mới đó trong trung tâm nội dung. Và ngay bây giờ, sau năm năm, danh sách 14 liên kết đã phát triển thành hơn 50 liên kết và một số video nhúng. Tất cả chúng được tổ chức thành bảy danh mục, cộng với hướng dẫn ban đầu từ năm 2017.
Nhưng tại sao lại tạo một trung tâm nội dung từ đầu?
Vậy hãy tưởng tượng nếu nó không tạo ra cụm chủ đề đó từ đầu. Sau đó, nó sẽ không có được 4.4K backlinks từ 1.1K tên miền cho đến nay. Cũng như nó sẽ không đạt được con số 1.1K lượt truy cập tự nhiên mỗi tháng đối với trang trung tâm nội dung đó. Và điều này còn nhiều hơn cả kết quả mà từng trang con được liên kết đạt được.
Như Tiếp Thị Tử Tế chia sẻ, Zapier không cần phải tạo thêm nội dung cho trung tâm. Khi tạo nội dung, nó có thể đơn giản liên kết các trang con mà có ý nghĩa với trang trung tâm.
Một ví dụ về trang con được tích hợp vào một trung tâm nội dung. Dựa vào lưu lượng tự nhiên, Zapier có thể tạo nó chỉ vì lợi ích của nó mà không nhất thiết là cho trung tâm.
Nhưng nếu nó không thêm tất cả các liên kết bổ sung vào cụm chủ đề đó thì sao? Đó là một câu hỏi khó trả lời. Nhưng tôi đoán đó là một phần lý do vì sao số tên miền chuyển tiếp đến trang cụm chủ đề tiếp tục tăng ổn định qua các năm. Sau tất cả, thêm nhiều nội dung hữu ích hơn nên làm cho trung tâm trở nên hấp dẫn hơn, vì vậy xứng đáng được liên kết hơn.
Đừng quên rằng những liên kết đó thực sự là các liên kết nội bộ chia sẻ giá trị liên kết từ trang cụm chủ đề đến các trang liên kết.
Tổng cộng, toàn bộ cấu trúc của cụm chủ đề này tự củng cố cho bản thân nó. Nhiều nội dung làm cho cụm chủ đề trở nên hữu ích và xứng đáng được liên kết hơn. Khi trang cụm chủ đề nhận được backlinks, nó “trả lại” cho nội dung liên kết bằng cách phân phối giá trị liên kết.
Kết luận
Đơn giản là, hãy xem xét việc tạo một trung tâm nội dung bằng cách sử dụng nội dung sẵn có của bạn. Sau đó, bạn có thể mở rộng nó với các trang con mới nếu chúng đáp ứng đủ điều kiện.
Bạn đã có một trung tâm nội dung chưa? Kiểm tra xem có nội dung bổ sung nào bạn có thể liên kết trên trang cụm chủ đề.
Tất nhiên, việc tạo một trung tâm nội dung từ đầu vẫn là ý tưởng tốt. Đó là những gì Zapier đã thực hiện ban đầu và sau đó mở rộng. Như chúng ta có thể thấy từ kết quả của nó, nó tạo ra một “thực thể” mới có thể tạo ra backlinks và lưu lượng một cách độc lập.
4/ Link baiting với tỷ lệ 1,5 tên miền/chữ
(Link baiting, chiến lược tạo nội dung có chất lượng cao hoặc gây sốc với mục đích thu hút nhiều liên kết từ các trang web khác)
Những bài nghiên cứu mới thu hút lượng link bait rất chất lượng
Điều gì làm cho bài nghiên cứu đủ hấp dẫn khiến cho người khác muốn liên kết đến trang của bạn?
Nghiên cứu của Zapier cho thấy rằng điều này không nhất thiết phải là về độ dài của bài viết.
Ở bài viết trên sẽ có 1,5 tên miền được liên kết với trang web ứng với mỗi từ được sử dụng trong bài. Sẽ bao gồm cả tiêu đề và ghi chú.
Nhưng liệu các tên miền liên kết có thực sự tốt không?
Dưới đây 90 tên miền mạnh (DR – Domain Rating cao)liên kết đến bài viết về nghiên cứu dài 637 từ, cùng với lưu lượng của chúng:
Tôi nghĩ rằng nghiên cứu “nhỏ gọn” này rất chất lượng vì:
- Nó trả lời một câu hỏi được đặt ra: Bao nhiêu người Mỹ có một công việc phụ?
- Công việc phụ là dấu hiệu của thời đại mới.
- Nghiên cứu đi thẳng vào vấn đề. Nó bắt đầu bằng điều quan trọng nhất (câu trả lời).
- Có đồ họa kể câu chuyện, chỉ chờ được chia sẻ bởi những người liên kết.
- Sau tất cả những con số ấn tượng nêu trên, chúng ta có thể thấy có vẻ như đọc giả cũng không quá “khó khăn” với những nội dung thuộc thể loại nghiên cứu “pha lẫn” một vài chiêu trò PR quảng cáo nhỏ về Zapier cũng như một số liên kết trỏ ngoài trang. Tự nhiên, những liên kết đó giúp phân phối giá trị liên kết.
Kết luận
Bài nghiên cứu mới có thể giúp bạn có hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn liên kết. Nhưng việc đó không phải là điều dễ dàng.
Tuy nhiên, Zapier cho thấy loại nội dung như vậy không cần phải dài để đạt được một lượng lớn liên kết. Bạn thậm chí không cần phải tự mình làm điều đó (Zapier đã gửi nó ra ngoài).
Chỉ cần bạn có thể tạo ra nội dung nghiên cứu mang tính cập nhật, mới, quan trọng đối với đối tượng của bạn và/hoặc đối tượng mà bạn muốn quảng bá, và đi thẳng vào vấn đề.
Các chiến lược quảng bá tự động có thể không gây ra ảnh hưởng xấu. Nhưng trước hết, hãy đưa cho mọi người điều họ đang tìm.
Và đừng lo lắng nếu bài nghiên cứu của bạn không nổi tiếng trên mạng xã hội.
Hãy nhớ rằng một trong những lý do mà người ta sử dụng mạng xã hội là để giải trí, thậm chí cả LinkedIn.
5/ Trong thế giới của Zapier, mọi thứ đều được kết nối. Hay thậm chí là liên kết một cách chặt chẽ
Điều ấn tượng về SEO của Zapier là cách mọi thứ được liên kết một cách chặt chẽ. Chúng ta có:
- Liên kết bên trong các bài đăng blog đến nội dung và tính năng của sản phẩm khác.
- Liên kết bên trong các trung tâm nội dung.
- Liên kết từ các báo cáo nguyên tác.
- Liên kết như breadcrumbs trong thư mục ứng dụng.
- Liên kết đến nội dung được chọn xuất hiện trên trang chủ.
Footer của trang chủ, hoặc có thể nói là một mạng lưới của các liên kết nội bộ có chiến lược.
Và điều này quan trọng vì các liên kết nội bộ giúp trang đạt xếp hạng cao hơn. Google sử dụng các liên kết nội bộ để:
- Khám phá trang mới.
- Chuyển giá trị liên kết giữa các trang.
- Hiểu rõ về nội dung của một trang.
Kết luận
Sử dụng các trang có nhiều backlink để đẩy mạnh cho các trang khác. Bạn có thể tăng cường cho các trang “nhàm chán” của bạn bằng giá trị liên kết từ các trang có nhiều backlink. Điều này được gọi là phương pháp trung gian.
Nhưng hãy lưu ý hai điều cảnh báo khi sử dụng liên kết nội bộ:
- Theo lý thuyết, bạn càng có nhiều liên kết trên trang, chúng sẽ càng cạnh tranh với nhau về số lần nhấp chuột và “làm loãng” giá trị của chúng. . Vì vậy, chỉ cần chú ý để tránh “spam” trang của bạn với các liên kết nội bộ/Quá nhiều liên kết nội bộ, đặc biệt là bên trong nội dung của một bài viết, có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng kém.
6/ Zapier blogs viết bài về thay thế coffee bằng nước nóng???
Nếu Zapier giỏi về SEO thì tại sao họ lại tạo nội dung ít hoặc không có lưu lượng tìm kiếm? Đôi khi, những bài viết đó thậm chí không có bất kỳ nhu cầu tìm kiếm nào.
Và tại sao chúng lại… không liên quan như vậy? Ví dụ:
- Không cần làm nhiều việc khi bạn được làm tại nhà.
- Làm thế nào để trở thành người bạn đồng hành tốt với thú cưng của bạn.
- Tại sao tôi thay thế cà phê buổi sáng bằng một cốc nước ấm.
- Chuyện chậu quần áo chưa giặt dạy cho tôi về năng suất.
- Làm thế nào một buổi đi dạo vào giữa trưa đã thay đổi mức năng lượng của tôi—tại nơi làm việc và ở nhà.
Rõ ràng, những bài viết này không được tạo ra với mục đích SEO…
Đây có phải hành động cố tình chơi xấu Zapier? Tôi không nghĩ vậy. Tất cả các tiêu đề ở trên đều là những đề tài đáng đọc đối với những người quan tâm đến năng suất và sức khỏe tốt.
Ý tôi là trong khi Zapier giỏi về SEO, không có nghĩa là họ làm cho chiến lược tiếp thị nội dung của mình chỉ xoay quanh việc xếp hạng cho các từ khóa có tiềm năng về mặt lưu lượng.
Khi bạn chỉ liên kết mục tiêu SEO với chiến lược tiếp thị nội dung, bạn đang đánh đổi để tạo ra một cách tiếp cận tập trung vào mặt kỹ thuật thay vì tập trung vào khách hàng.
Một cách tiếp cận tập trung vào khách hàng là khi bạn theo đuổi những chủ đề cụ thể thu hút sự quan tâm của khách hàng bạn đang nhắm đến. Ngay cả khi chúng không có lưu lượng tìm kiếm và không bao giờ đạt xếp hạng. Nhưng sau cùng, khách hàng của bạn vẫn sẽ đánh giá cao nỗ lực của bạn.
Tuy nhiên: Bạn cần có một cách để truyền đạt trực tiếp với khách hàng mục tiêu của mình, như thông qua một bản tin.
Kết luận
Khi bạn giỏi về nội dung SEO, có thể bạn sẽ dễ dàng bị rơi vào “cãi bẫy tạo chuyển đổi”.Điều quan trọng là biết nơi để đặt ranh giới.
Nếu bạn đang cố gắng nuôi dưỡng một đối tượng, phát triển mối quan hệ với họ, khiến họ đọc mọi bản tin bạn gửi, và khiến họ tin tưởng và đề xuất blog của bạn, thì bạn có thể dừng lại một chút và suy nghĩ thêm về cahcs làm bên cạnh việc nghiên cứu từ khóa.
Vì vậy, nếu bạn có cơ hội xuất bản một bài viết thú vị mà có thể không mang lại cho bạn lưu lượng tìm kiếm tự nhiên, nó vẫn có thể đáng giá nếu bạn có thể quảng bá nó thông qua các kênh tiếp thị trực tiếp của mình.
Cuối cùng
Tôi đã nghe nhiều lần từ các nhà tiếp thị khác nhau rằng họ không theo đuổi SEO vì họ đang ở “một lĩnh vực mới mẻ chưa có nhu cầu tìm kiếm.” Tôi nghĩ trường hợp của Zapier cho thấy nếu bạn đào sâu một chút, bạn có thể tìm thấy một cơ hội SEO lớn. Nhưng có lẽ bạn nên tiếp cận chiến lược này bằng cách qua “cửa sau.”
Cuối cùng, bạn cần xây dựng sản phẩm của mình dựa trên một loại nhu cầu trên thị trường mà bạn đang theo đuổi. Và ở đâu có nhu cầu thị trường, ở đó sẽ có nhu cầu tìm kiếm.