ChatGPT là từ khóa đưa OpenAI quay trở lại tâm điểm của các cuộc bàn luận về Trí tuệ nhân tạo. Nhưng ChatGPT là gì và nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng Tiếp Thị Tử Tế tìm hiểu trong bài viết này.
Trong nhiều năm trở lại đây, trên toàn thế giới đã bắt đầu xuất hiện một nỗi sợ hãi mang tên trí tuệ nhân tạo (AI) và việc nó sắp thay con người tiếp quản thế giới… Không ai biết rằng nó sẽ bắt đầu với thế giới nghệ thuật và văn học.
Sau nhiều tháng thống trị internet với trình tạo hình ảnh AI Dall-E 2, OpenAI đã quay trở lại và trở thành tâm điểm của các cuộc bàn luận của mọi người trên mạng xã hội nhờ ChatGPT – một chatbot được tạo bằng công nghệ GPT-3 của công ty.
Có thể nó không phải là một cái tên hấp dẫn nhất và có thể dễ dàng trở thành một phần mềm được cài sẵn ngẫu nhiên trong máy tính. Tuy nhiên, GPT – 3 thực sự là mô hình AI xử lý ngôn ngữ nổi tiếng nhất trên Internet.
GPT-3 và ChatGPT là gì?
GPT-3 (Generative Pretraining Transformer 3) là một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) dùng để xử lý ngôn ngữ tiên tiến nhất trên thế giới được phát triển bởi OpenAI. Nó có khả năng tạo văn bản giống con người và có nhiều ứng dụng, bao gồm dịch thuật, mô hình hóa ngôn ngữ và tạo văn bản cho các ứng dụng khác như chatbot. Đây là một trong những mô hình AI xử lý ngôn ngữ lớn nhất và mạnh mẽ nhất cho đến nay, với 175 tỷ tham số.
Công dụng phổ biến nhất của nó cho đến nay là tạo ChatGPT – một chatbot có nhiều khả năng. Để cung cấp cho bạn thêm thông tin cũng như về khả năng làm việc của nó, chúng tôi đã yêu cầu chatbot của GPT-3 đã viết một đoạn mô tả về chính nó, như bạn có thể thấy ở trên. Nó hơi khoe khoang một chút, nhưng thông tin được đưa ra là hoàn toàn chính xác và còn được cho là viết rất hay nữa.
Ở trên, nó tự mô tả mình là một mô hình AI xử lý ngôn ngữ. Điều này đơn giản có nghĩa là nó là một chương trình có thể hiểu được ngôn ngữ của con người khi nói và viết, cho phép hiểu được thông tin dạng văn bản mà nó được cung cấp và những gì sẽ được đưa ra.
ChatGPT có thể làm gì?
Với 175 tỷ tham số, thật khó để thu hẹp những gì mà GPT-3 có thể làm. Như bạn đã biết, mô hình trí tuệ này chuyên sâu về ngôn ngữ. Bởi vậy mà nó không thể tạo ra video, âm thanh hay hình ảnh như người anh em Dall-E 2 đã làm trước đó, mà thay vào đó nó có thể hiểu chi tiết về cả văn nói và văn viết.
Điều này mang lại cho nó có khả năng hiểu được mọi thứ từ viết thơ, những câu chuyện tình lãng mạn, cho đến giải thích cơ học lượng tử bằng thuật ngữ đơn giản hoặc viết các bài nghiên cứu, bài báo dài.
Sức mạnh của ChatGPT nằm ở tốc độ và sự hiểu biết về các vấn đề phức tạp. Trong khi chúng ta phải dành hàng giờ để nghiên cứu, tìm hiểu và viết một bài báo về cơ học lượng tử thì ChatGPT có thể làm được điều đó chỉ trong vài giây.
Bên cạnh những ưu điểm thì nó cũng có một vài hạn chế. Phần mềm của nó có thể dễ dàng bị nhầm lẫn nếu yêu cầu của bạn quá phức tạp hoặc ngay cả khi bạn hỏi quá chi tiết.
ChatGPT cũng không thể xử lý được các khái niệm quá mới. Các sự kiện trên thế giới đã xảy ra trong năm vừa qua sẽ được Chat GPT đáp ứng với những kiến thức hạn chế và đôi khi có thể tao ra thông tin sai lệch hoặc nhầm lẫn.
OpenAI cũng rất ý thức về các hành vi làm cho AI tạo ra nội dung đen tối, có hại hoặc thiên vị. Giống như trình tạo hình ảnh Dall-E trước đây, ChatGPT sẽ ngăn bạn hỏi những câu hỏi không phù hợp hoặc cảnh báo những yêu cầu nguy hiểm.
ChatGPT hoạt động như thế nào?
Nhìn bề ngoài, công nghệ của GPT-3 rất đơn giản. Nó nhận các yêu cầu, câu hỏi của bạn và nhanh chóng trả lời chúng. Tuy nhiên, trái với sự đơn giản mà chúng ta nghĩ, công nghệ để làm điều này vô cùng phức tạp.
Mô hình được tạo ra dựa trên cơ sở dữ liệu văn bản từ internet. Nó bao gồm 570GB dữ liệu khổng lồ thu được từ sách, văn bản web, Wikipedia, bài báo và các phần viết khác. Nói chính xác hơn, 300 tỷ từ đã được đưa vào hệ thống.
Là một mô hình ngôn ngữ, nó hoạt động dựa trên xác suất, có thể đoán được từ tiếp theo sẽ là gì trong một câu. Để đến được giai đoạn này, mô hình đã trải qua giai đoạn thử nghiệm có giám sát.
Tại đây, nó được cung cấp những câu hỏi đầu vào, chẳng hạn “Gỗ của cây có màu gì?”. Nếu mô hình trả lời sai, câu trả lời đúng sẽ được nhập vào hệ thống, dạy cho hệ thống câu trả lời đúng và giúp hệ thống xây dựng kiến thức.
Sau đó, nó trải qua giai đoạn tương tự thứ hai, đưa ra nhiều câu trả lời và xếp hạng chúng từ tốt nhất đến kém nhất, đào tạo mô hình về so sánh.
Điều làm nên sự khác biệt của công nghệ này là nó liên tục học trong khi đoán từ tiếp theo sẽ là gì, không ngừng nâng cao hiểu biết của nó về các gợi ý và câu hỏi, để trở thành mô hình biết tất cả.
Có trình tạo ngôn ngữ AI nào khác không?
Mặc dù GPT-3 đã tự khẳng định tên tuổi của mình bằng khả năng ngôn ngữ nhưng nó không phải là trí thông minh nhân tạo duy nhất có khả năng làm điều này. LaMDA của Google đã gây chú ý trên thế giới khi một kỹ sư của Google bị sa thải vì gọi nó là thực tế đến mức anh ta tin rằng nó có tri giác.
Ngoài ra còn có rất nhiều ví dụ khác về phần mềm này do Microsoft, Amazon hay Đại học Stanford tạo ra. Nhưng chúng đều không nhận được sự chú ý như Open AI hoặc Google, có thể là do chúng khó dùng có ít công dụng hơn.
Hầu hết các mô hình này công chúng đều không được mở quyền truy cập, nhưng OpenAI đã bắt đầu mở quyền truy cập vào GPT-3 trong quá trình thử nghiệm của nó và LaMDA của Google cũng cho phép một số nhóm được thử nghiệm có hạn chế.
Google chia Chatbot của mình thành các tính năng như nói chuyện, liệt kê và tưởng tượng, cung cấp các demo về khả năng của nó trong các lĩnh vực này. Bạn có thể yêu cầu nó tưởng tượng về một thế giới nơi loài rắn thống trị, yêu cầu nó tạo danh sách các bước để học cách đi xe đạp một bánh,v.v.
Ưu và nhược điểm của phần mềm ChatGPT
Phần mềm GPT-3 rõ ràng là rất ấn tượng, nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn hảo.
Nhược điểm rõ ràng nhất là phần mềm có kiến thức hạn chế về thế giới sau năm 2021. Nó không biết các nhà lãnh đạo thế giới lên nắm quyền từ năm 2021 và sẽ không thể trả lời các câu hỏi liên quan đến các sự kiện gần đây.
Bên cạnh đó, mô hình có thể tạo ra thông tin không chính xác, trả lời sai hoặc hiểu sai những những câu hỏi của bạn.
Nếu bạn thêm quá nhiều yếu tố hoặc hỏi quá chi tiết, nó có thể trở nên quá tải hoặc bỏ qua hoàn toàn các phần được thêm vào.
Ví dụ: Nếu bạn yêu cầu nó viết một câu chuyện về hai nhân vật, liệt kê công việc, tên, tuổi và nơi họ sống. Mô hình có thể nhầm lẫn các yếu tố này với nhau và gán chúng ngẫu nhiên cho hai nhân vật.
Về ưu điểm, có rất nhiều yếu tố khiến ChatGPT trở nên thành công. Đối với một AI, thật đáng ngạc nhiên khi nó có hiểu biết tốt về luân lý và đạo đức con người.
Khi được cung cấp một danh sách các lý thuyết hoặc tình huống đạo đức, ChatGPT có thể đưa ra phản hồi tỉ mỉ về những việc cần làm, tính hợp pháp và cảm xúc của mọi người cũng như sự an toàn của những người liên quan.
Nó cũng có khả năng theo dõi cuộc trò chuyện hiện có, có thể ghi nhớ các quy tắc bạn đã đặt cho nó hoặc thông tin bạn đã cung cấp cho nó trước đó trong cuộc trò chuyện.
Nơi đạo đức và trí tuệ nhân tạo gặp nhau
Trí tuệ nhân tạo và các mối quan tâm về đạo đức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi bạn đưa công nghệ thông minh tiếp cận với công chúng, các nhóm tạo ra chúng hoàn toàn nhận thức được nhiều hạn chế và mối quan tâm.
Hệ thống được tạo ra chủ yếu bằng cách sử dụng các văn bản từ internet, nên nó có thể tiếp thu những thành kiến, khuôn mẫu và ý kiến chung từ internet. Điều đó có nghĩa là đôi khi bạn sẽ tìm thấy những câu chuyện cười hoặc khuôn mẫu về một số nhóm hoặc nhân vật chính trị tùy thuộc vào những gì bạn hỏi.
Ví dụ: Khi bạn yêu cầu hệ thống đưa ra câu chuyện về hài kịch độc lập, đôi khi hệ thống có thể đưa ra những câu chuyện cười về các cựu chính trị gia hoặc các nhóm thường xuất hiện trong các đoạn hài kịch.
Tương tự, sự tương thích của nó đối với các diễn đàn và bài báo trên internet cũng cho phép chúng tiếp cận với tin tức giả mạo và thuyết âm mưu. Những điều này có thể đưa vào hệ thống kiến thức của nó, thêm vào các sự kiện hoặc ý kiến không hoàn toàn đúng sự thật.
OpenAI đã làm khá tốt để tạo ra một mô hình có trách nhiệm. Nếu bạn hỏi nó làm thế nào để bắt nạt ai đó, mô hình sẽ cho bạn biết hành vi bắt nạt là xấu. Điều đó sẽ xảy ra tương tự đối với các yêu cầu dạy cách thao túng con người hoặc chế tạo vũ khí nguy hiểm.
Hệ sinh thái thông minh nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong nhiều năm, nhưng hiện tại nó đang ngày được quan tâm nhiều hơn, được thúc đẩy bởi sự phát triển của các công ty lớn như Google, Meta, Microsoft và hầu hết các tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ.
Tuy nhiên, OpenAI lại được chú ý nhất trong thời gian gần đây. Công ty hiện đã tạo ra một trình tạo hình ảnh AI, một chatbot rất thông minh và đang trong quá trình phát triển Point-E – một cách để tạo các mô hình 3D bằng giọng nói.
Khi tạo và sử dụng các mô hình này, OpenAI và các nhà đầu tư của nó đã chi hàng tỷ đô la vào các dự án này. Về lâu dài, nó có thể dễ dàng trở thành một khoản đầu tư đáng giá, đưa OpenAI ở vị trí hàng đầu trong các công cụ sáng tạo AI.
Microsoft dự định sử dụng ChatGPT trong tương lai như thế nào?
Trong quá trình phát triển, OpenAI đã được một số ông lớn để ý và đầu tư bao gồm Elon Musk, Peter Thiel và đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman. Nhưng khi nói đến ChatGPT và các ứng dụng thực tế của nó, Microsoft – một trong những nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI sẽ sử dụng nó trước tiên.
Microsoft đã đầu tư một tỷ đô la vào OpenAI và giờ đây công ty đang tìm cách triển khai ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing của mình. Microsoft đã làm việc không ngừng nghỉ để đưa Google trở thành công cụ tìm kiếm trong nhiều năm nay. Vì vậy họ sẽ tìm kiếm bất kỳ tính năng nào có thể giúp Google trở lên nổi bật.
Năm ngoái, Bing nắm giữ chưa đến 10% lượng tìm kiếm trên internet. Mặc dù điều đó nghe có vẻ nhỏ bé, nhưng đó là minh chứng rõ ràng cho khả năng nắm bắt thị trường của Google với Bing – là một trong những lựa chọn phổ biến nhất.
Với kế hoạch triển khai ChatGPT vào hệ thống của mình, Bing hy vọng sẽ hiểu rõ hơn các truy vấn của người dùng và cung cấp một công cụ tìm kiếm mang tính đàm thoại hơn.
Hiện tại vẫn chưa rõ Microsoft dự định triển khai ChatGPT vào Bing như thế nào. Tuy nhiên điều này có thể sẽ bắt đầu bằng các giai đoạn thử nghiệm.
Nguồn tham khảo: sciencefocus